Thanh Long Ruột Đỏ Bén Đất Hải Dương
Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.
Qua thực tế SX cho thấy thanh long ruột đỏ ít sâu bệnh, không xuất hiện nấm thối thân, chất lượng quả thơm, ngọt, trọng lượng bình quân đạt 300 - 400 gr/quả, tỷ lệ đậu quả đạt 10,0 - 57,1%, năng suất hộ điển hình năm thứ 3 đạt 11 kg/trụ, giá bán trung bình 35.000 đ/kg (gấp 1,5 - 2 lần thanh long ruột trắng), trừ chi phí, thu lãi 294,988 triệu đ/ha.
Thanh long ruột đỏ có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon khi trồng ở điều kiện đồi núi TX Chí Linh, góp phần bổ sung giống cầy trồng mới vào cơ cấu cây ăn quả của tỉnh.
Quy trình thâm canh thanh long ruột đỏ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh cũng đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện của tỉnh làm cơ sở cho các địa phương áp dụng mở rộng mô hình trong thời gian tới.
2 năm qua, một số hộ nông dân ở xã Hoàng Hoa Thám đã tự mở rộng mô hình được khoảng 3 ha. Một số xã, phường, thị trấn như Bến Tắm, Bắc An, Lê Lợi, Hoàng Tiến… cũng trồng được khoảng 4 ha. Tuy nhiên, chủ yếu là trồng xen, quy mô còn phân tán, nhỏ lẻ; nguồn giống chưa được kiểm soát về chất lượng; thiếu kỹ thuật...
Related news
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.
Ngày 22/10, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Đồng Tháp và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức tổng kết “Mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015”.
Những năm qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã khiến nhiều nhà vườn trồng nhãn tại ĐBSCL lâm vào cảnh thất mùa, phải tốn nhiều chi phí phòng trị bệnh, thậm chí phải chặt bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác
Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.
Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.