Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình
Publish date: Friday. September 4th, 2015

Nhìn nhận mấu chốt vấn đề

Có thể nói, diện tích thanh long tại Bình Thuận tăng quá nhanh dẫn tới phá vỡ quy hoạch là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tiêu thụ bão hòa, đôi lúc cung đã vượt cầu. Trong khi đó mạng lưới thu mua, kinh doanh thanh long dù phát triển song song nhưng mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác nên xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán làm mất đi lợi thế cạnh tranh.

Do không điều tiết được lượng hàng vận chuyển ra cửa khẩu giáp biên Trung Quốc, vì vậy thanh long Bình Thuận thường gặp hiện tượng khủng hoảng thừa cục bộ, tạo điều kiện cho thương nhân ép giá.

Qua theo dõi tình hình, Sở Công Thương cho biết thời gian qua có nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh tham gia xuất hàng sang Trung Quốc đã bị thua lỗ, phải ngừng hoạt động…

Cách đây gần chục năm (tháng 11/2006), Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long đã được đăng bạ xuất xứ hàng hóa theo quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng việc quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận từ đó đến nay vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu quan tâm, thực hiện rộng rãi.

Đề án “Xây dựng mô hình sử dụng tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận trên sản phẩm quả thanh long” có kinh phí hàng tỷ đồng dù đã triển khai, song thực tế việc dán tem vẫn chưa được các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích lâu dài.

Thêm vào đó có không ít doanh nghiệp nhập khẩu thanh long của Trung Quốc không chấp nhận thương hiệu Việt Nam mà yêu cầu đóng hàng với thương hiệu của chính họ, gây nhầm lẫn xuất xứ cho người tiêu dùng…

Tại thị trường tiêu thụ tiềm năng nhất, hiện chỉ có 3 doanh nghiệp địa phương là Công ty TNHH TM Hưng Loan, DNTN Rau quả Bình Thuận và DNTN TM Phương Giang thực hiện dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long khi xuất sang Trung Quốc.

Phải tự cứu mình!

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới đã được nhận diện với nhiều thách thức, có thể đối diện trong năm nay hay thời gian đến. Vấn đề còn lại là địa phương, ngành chức năng, doanh nghiệp, hộ chuyên canh thanh long phải hợp sức vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất và tiêu thụ cho sản phẩm lợi thế của địa phương.

Để được vậy, trước hết Bình Thuận cần tăng cường quản lý chặt chẽ không để phát sinh thêm diện tích thanh long hiện có, thay vào đó là ứng dụng khoa học kỹ thuật để gia tăng sản lượng trên cùng diện tích. Đặc biệt phải triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế dịch bệnh trên cây thanh long, khuyến khích tất cả các hộ tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP, bởi đến nay mới thực hiện 1/3 diện tích…

Xác định Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu trong những năm tới, do vậy khâu sản xuất thanh long Bình Thuận nên chú ý thị hiếu của họ là trái to, màu sắc bóng đẹp, tai xanh và cứng.

Đồng thời nhất thiết phải đầu tư, cải tiến mẫu mã bao bì đóng gói bắt mắt, có ghi rõ xuất xứ thanh long Bình Thuận - Việt Nam, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm ngay trên “sân nhà Trung Quốc”.

Trước tình hình hiện nay, có ý kiến cho rằng thanh long Bình Thuận muốn nâng cao sức cạnh tranh thì trước hết phải đảm bảo tiêu chí “sạch - ngon - rẻ - nhiều” bằng giải pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đầu tư thiết bị chiếu xạ hoặc xử lý nhiệt...

Cùng lúc là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết đối tác uy tín mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các kênh mua sắm từ nội địa ra nước ngoài. Từ đó vận động doanh nghiệp địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận (Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia). Bên cạnh đó là hàng loạt thị trường đã xúc tiến đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Đức…

Sớm tạo dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, hiện người tiêu dùng ở Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều thanh long, nhưng họ chỉ biết là hàng nhập khẩu mà không rõ của nước nào. Chính vì vậy, cần hỗ trợ và vận động doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phối hợp doanh nghiệp nhập khẩu tổ chức những chương trình quảng bá thương hiệu, hình ảnh thanh long Bình Thuận ở thị trường rộng lớn này.

Trong đó thông tin đậm nét xuất xứ vùng trồng, công dụng và lợi ích của loại quả này nhằm sớm tạo dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận ngay tại thị trường Trung Quốc…


Related news

Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Thủy Sản Chuyển Từ Tiêu Chuẩn Metro Sang VietGAP Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Thủy Sản Chuyển Từ Tiêu Chuẩn Metro Sang VietGAP

Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.

Wednesday. October 29th, 2014
Trung Quốc Thu Mua Gạo Ma Lâm 202 Để Làm Bột Trung Quốc Thu Mua Gạo Ma Lâm 202 Để Làm Bột

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) cho biết: Giống lúa Ma Lâm 202 (ML 202) đang được giá cao hơn các giống lúa khác 100 - 200 đồng/kg là do hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam xuất bán gạo ML 202 sang Trung Quốc để làm bột. Ngoài ra, ở Trung Quốc nhập khẩu gạo hạt dài áp thuế cao, còn hạt tròn như ML 202 thì mức thuế thấp.

Wednesday. October 29th, 2014
Bơm Nước Giếng Khoan Vào Bụng Heo Bơm Nước Giếng Khoan Vào Bụng Heo

Ông Hải khai nhận trang trại của gia đình ông nuôi 700 con heo, 200 con heo bơm nước được mua từ bên ngoài về. Trước khi tiến hành bơm nước, ông Hải chỉ đạo nhân viên của mình chích thuốc cho heo ngủ rồi dùng nguồn nước giếng khoan ngay tại khu chăn nuôi bơm vào bụng heo.

Wednesday. October 29th, 2014
Cơ Giới Hóa, Mở Rộng Sản Xuất Cơ Giới Hóa, Mở Rộng Sản Xuất

Ngày 28/10, sau khi tham quan mô hình trồng ngô lai đạt hiệu quả cao tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị “Sơ kết chương trình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô ở vùng ĐBSCL”.

Wednesday. October 29th, 2014
Liên Kết 4 Nhà Giúp Hồ Tiêu Thành Công Liên Kết 4 Nhà Giúp Hồ Tiêu Thành Công

Sáng 28/10, tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 diễn ra tại TPHCM, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN khẳng định: Ngành hồ tiêu VN có được thành công lớn như hôm nay nhờ thực hiện hiệu quả bài học “liên kết 4 nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh.

Wednesday. October 29th, 2014