Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hóa Giúp Bà Con Chăn Nuôi Gà Thịt Thả Vườn An Toàn Dịch Bệnh

Thanh Hóa Giúp Bà Con Chăn Nuôi Gà Thịt Thả Vườn An Toàn Dịch Bệnh
Publish date: Monday. September 22nd, 2014

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.

Để khắc phục tình trạng đó, từ tháng 4-8/2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn dịch bệnh” tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân với quy mô 2.130 con, 10 hộ tham gia, trong đó có 9 hộ là người dân tộc.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và 50% chi phí về thức ăn; phần chi phí còn lại, các hộ tự đầu tư 50% chi phí về thức ăn, 100% chi phí về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thuốc thú y.

Mô hình sử dụng giống gà ri lai (J-DABACO) 1 ngày tuổi, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng trung bình toàn đàn đạt 1,8 kg/con, gà trống đạt 1,8-2,4 kg/con, gà mái đạt 1,5-1,7 kg/con; tỷ lệ nuôi sống toàn đàn đạt 94,97%, trong đó có nhiều hộ nuôi gà đạt tỷ lệ nuôi sống từ 98 - 99%. Với giá bán từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, mỗi hộ gia đình thu được khoảng 28 - 30 triệu đồng, không tính phần Nhà nước hỗ trợ, trừ chi phí đầu tư, mỗi hộ nuôi 200 con gà cho lãi khoảng 11- 15 triệu đồng.

Theo đánh giá, giống gà J-Dabaco nhanh lớn, độ đồng đều cao, ít mắc bệnh, thịt gà thơm ngon.

Để đạt được kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tổ chức thực hiện của Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân, sự quyết tâm nỗ lực của các hộ tham gia mô hình cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ chỉ đạo mô hình.

Bà Hà Thị Hợi - chủ hộ tham gia mô hình cho biết: “Khi được chọn tham gia mô hình, gia đình rất băn khoăn lo lắng vì chưa bao giờ nuôi giống gà này.

Nhưng được sự vận động của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ kịp thời của Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân, cán bộ chỉ đạo từ khâu xây dựng chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại và đặc biệt là việc phòng bệnh cho đàn gà bằng thuốc và vắc xin theo đúng quy trình trong suốt quá trình nuôi nên gia đình rất yên tâm và phấn khởi bởi kết quả của mô hình mang lại”.

Anh Lương Văn Hiệu, Trưởng thôn Trung Chính, xã Xuân Cẩm - chủ hộ nuôi gà cho biết: “Trước đây, gia đình tôi và các hộ trong thôn chỉ nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây nhiều hơn là ngủ ở chuồng (chuồng trại chỉ tạm bợ) và hiệu quả kinh tế gần như không có bởi gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.

Trong quá trình thực hiện, với kiến thức được tập huấn và sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật, các hộ đã thực hiện tốt công các chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gà, đặc biệt đã tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm và sẽ tiếp tục chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều quan trọng hơn là kết quả của mô hình đã góp phần làm thay đổi tư duy chăn nuôi nhỏ lẻ của bà con, nhất là bà con dân tộc”.

Tại buổi tổng kết, đánh giá mô hình, ông Lương Công Thắm - PCT UBND xã Xuân Cẩm cho biết: “Thông qua mô hình này giúp các cấp chính quyền ở xã, cũng như bà con nông dân nhận thấy rõ được vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong xây dựng và triển khai mô hình”.


Related news

Hồ Tiêu Phú Quốc Lãi To Hồ Tiêu Phú Quốc Lãi To

Năng suất hồ tiêu Phú Quốc bình quân đạt 3-4 tấn/ha, cá biệt có những hộ chăm sóc tốt đạt 6-7 tấn/ha. Với giá như hiện nay, nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí đầu tư.

Tuesday. March 18th, 2014
Nắng Hạn Gay Gắt Nông Dân Điêu Đứng Nắng Hạn Gay Gắt Nông Dân Điêu Đứng

Miền Trung, Tây Nguyên đang bước vào đợt nắng gay gắt và khô hạn kéo dài. Thiếu nước, chân ruộng khô nứt nẻ. Lúa gieo sạ đến kỳ làm đòng, trổ bông nhưng vẫn cứ trơ trơ. Hàng ngàn hécta mía, cà phê khô héo; nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào…

Tuesday. March 18th, 2014
Cơ Sở Hạ Tầng Yếu Kém Khó Cho Nuôi Trồng Thủy Sản Cơ Sở Hạ Tầng Yếu Kém Khó Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Do hệ thống cấp thoát nước yếu kém và không có ao lắng, nên vào những ngày này bà con ngư dân nuôi trồng thủy sản gặp không ít khó khăn trong lấy nước vào hồ để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Saturday. February 22nd, 2014
Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu

Theo ông Cao Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp), hiện nay toàn xã có khoảng hơn 6.300 ha cây trồng; trong đó có 98 ha lúa nước và hơn 2.023 ha cà phê là loại cây nhiều nước tưới.

Tuesday. March 18th, 2014
Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau) Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.

Saturday. February 22nd, 2014