Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm
Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.
Qua chuyến tham quan mô hình nuôi sò huyết tại tỉnh Bạc Liêu, ông Liêm thả thí điểm với số lượng 8 kg sò giống, loại 560 con/kg, giá 50.000 đồng/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu nhập trên 8 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông thả tăng số lượng sò giống lên 170 kg, loại 2.500 con/kg, giá 180.000 đồng/kg, tổng số tiền giống trên 30 triệu đồng.
Do sò mau lớn nên mới 5 tháng thả nuôi, ông thu tỉa bán được trên 8 triệu đồng, sò đạt trọng lượng 70 con/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu hoạch dứt điểm được hơn 1 tấn sò thương phẩm, mang về thu nhập trên 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Liêm, sò thích hợp với mọi điều kiện tại địa phương như về độ mặn, mưa nắng... nhưng bên cạnh đó cần phải làm rong trên mặt trảng và kinh để tạo bề mặt thông thoáng cho sò sinh trưởng và phát triển nhanh.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi, không nên thuốc cá trong vuông tôm vì sẽ làm sò chết. Hiện ông thả nối 100 kg sò giống được hơn 3 tháng, hứa hẹn trong năm 2013 ông thu về trên 100 triệu đồng.
Sò sau khi thu hoạch, ông bán tại chợ Cái Keo với giá bình quân 70.000 đồng/kg. Trước hiệu quả trên, hiện nay có trên 14 hộ dân trong ấp đến nhờ ông đặt mua con giống chuẩn bị thả nuôi theo mô hình này. Không những thu nhập cao từ sò huyết, ông còn 1,4 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống cho thu nhập mỗi năm trên 80 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ninh, Bí thư Chi bộ ấp Công Điền, xã Tân Trung, nhận định, trước hiệu quả mô hình nuôi sò huyết của ông Liêm, ấp đang làm hồ sơ thành lập tổ hợp tác nuôi sò huyết để người dân có điều kiện nhân rộng mô hình này.
Ngoài thành công trên mô hình nuôi sò huyết, nuôi tôm, ông Liêm còn nuôi cua, trồng cây ăn trái, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, ông Liêm luôn gương mẫu đi đầu trong các mô hình sản xuất, ông được huyện và tỉnh tặng danh hiệu nông dân điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi.
Related news
Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.
Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…
Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.
Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.