Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.
Sau khi tìm hiểu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn mướp trên các kênh thông tin đại chúng, anh Nguyễn Tuấn Kiệt nhận thấy loài động vật này rất dễ nuôi nên anh quyết định đến tham quan một trang trại nuôi chồn ở tỉnh Bạc Liêu.
Đến đây, anh mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu là 24 triệu đồng. Sau khoảng thời gian chưa đầy 15 tháng nuôi, anh nhân giống được 40 chồn con (mỗi con chồn mẹ 1 năm có thể sinh sản được 2 lứa, mỗi lứa từ 4-5 chồn con).
Giá chồn mướp 60 ngày tuổi trên thị trường hiện khoảng 2,5 triệu đồng/con, theo tính toán, trừ chi phí, 1 con chồn sinh sản anh thu lợi hơn 11 triệu đồng/năm. Hiện nay, số lượng chồn của gia đình anh Kiệt trị giá lên đến cả 100 triệu đồng.
Theo anh Kiệt, nuôi chồn khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc và chi phí. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, nếu không có chuối thì có thể cho ăn cháo cá. Anh cho biết, bình quân 10 con chồn mỗi ngày ăn 300 g gạo và 1 kg cá phi, tương đương 1.000 đồng/con/ngày.
Bên cạnh việc phát triển mô hình nuôi chồn mướp, những năm qua mô hình nuôi heo rừng lai của anh cũng đem lại thu nhập khá lý tưởng. Ngoài việc cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài huyện (mỗi năm xuất chuồng khoảng 200 heo giống), gia đình anh cũng là địa chỉ cung ứng nguồn thịt heo rừng lai thương phẩm mang về thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Từ một nông dân bình thường, nhưng bằng sự đam mê và nhiệt huyết của mình, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt được biết đến như một nhà nhân giống “chân đất”.
Hiện nay, anh đang quy hoạch mở rộng mô hình nuôi chồn mướp theo hướng trang trại, bởi theo anh, đây là chủng loài quý hiếm trên thị trường, giá chồn thương phẩm cũng khá lý tưởng.
Related news

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).