Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Israel

Năm 2013, Trạm Khuyến nông thành phố Vinh (Nghệ An) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.
Sau 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 500 – 600 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, năng suất đạt 12 tấn/ha. Với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi ròng 36 triệu đồng.
Đạt được kết quả như vậy là do hộ tham gia mô hình đã đầu tư chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu trong qui trình kỹ thuật đề ra và được sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển nhanh, kích cỡ tương đối đồng đều.
Chất lượng cá thương phẩm tốt như thịt săn chắc, thơm ngon, ít xương và là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nhiều địa phương được nông dân đón nhận nhiệt tình.Thời gian nuôi ngắn tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt là trong suốt quá trình thực hiện mô hình không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông TP Vinh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ tham gia và các hộ nuôi cá ngoài mô hình. Nội dung tập huấn cụ thể là: Đặc điểm sinh học cá rô phi; Quy trình kỹ thuật nuôi rô phi đảm bảo ATVSTP;
Kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi. Qua tập huấn các học viên của lớp, trong đó có hộ tham gia mô hình đã tiếp thu, nắm được các bước, các biện pháp kỹ thuật trong quy trình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Buổi tập huấn là dịp, là cơ hội để các hộ nuôi cá các xã được học tập kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và trao đổi giải đáp các thắc mắc, các tình huống hay gặp phải trong quá trình nuôi với cán bộ kỹ thuật, với các hộ nuôi khác. Các hộ tham gia mô hình tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nuôi cá yên tâm đầu tư và thực hiện mô hình.
Mô hình là nơi tham quan và học hỏi kinh nghiệm cho bà con nuôi thủy sản trên địa bàn xã và các xã lân cận. Đây là mô hình nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đã mở ra cho TP Vinh một tiềm năng khá hiệu quả. Trong những năm tiếp mô hình này sẽ được nhân rộng cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn TP để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp người dân xoá đói giảm nghèo.
Related news

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.