Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.
Đầu năm 2010, anh được Đoàn Thanh niên xã giới thiệu vay vốn 20 triệu đồng từ nguồn “Quỹ giới thiệu việc làm”. Nhờ đất vườn nhà rộng, lại có nguồn nước thuận lợi, anh chọn thực hiện mô hình nuôi cá lóc giống. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.“Nuôi cá lóc rất dễ. Thức ăn của cá lóc là cá vụn và một số thực phẩm khác. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 3 tháng từ khi thả con giống là có thể thu hoạch” - anh Có cho biết.
Mỗi năm anh xuất bán cá 3 lần, mỗi lần khoảng 2 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh còn tạo việc làm cho 4 lao động ở địa phương với thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay trang trại của anh là đầu mối cung cấp cá cho các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú Yên…
Anh Lê Văn Có là gương mặt trẻ tuổi nhất trong CLB nông dân làm kinh tế giỏi của xã Phước Mỹ. Anh luôn tích cực tham gia hoạt động của CLB, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con nông dân ở địa phương.
Related news

Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…

Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.

Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.