Thành Công Trồng Cao Su Độ Cao Trên 700m?
Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).
Đến nay, cây cao su bước đầu được đánh giá là phát triển khá tốt, tỷ lệ cây sống trên 90%. Tuy nhiên, do vườn cây chưa đến kỳ khai thác mủ nên vẫn chưa có lời giải cụ thể nào về hiệu quả kinh tế cho hướng phát triển cây cao su ở độ cao trên 700 m này.
Related news
Rừng khộp còn gọi là rừng thưa nhiệt đới hay rừng nhiệt đới rụng lá thường thấy ở Đông Nam Á tại các vùng có cao trình dưới 1.000 m, với đặc điểm là tầng đất mặt mỏng. Thực bì bao gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau, trong đó cây chỉ thị là những loài thuộc họ Dầu như: dầu đọt tím, dầu bao, dầu rái, kiền kiền, sao, vên vên, sến.…Rừng khộp phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, trên vùng đất bằng phẳng úng nước trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô thường xuất hiện rừng khộp nghèo. Quy trình khai hoang, thiết kế lô và xây dựng vườn cây này chỉ áp dụng trên đất rừng khộp nghèo ngập úng.
Kỹ thuật kích thích mủ cao su là việc sử dụng chất kích thích ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Qua nhiều năm sử dụng chất kích thích cho thấy cây không bị ảnh hưởng đến năng suất nếu sử dụng đúng theo khuyến cáo như sau
Ở thời kỳ kinh doanh, bên cạnh việc cho thu hoạch mủ cây vẫn sinh trưởng phát triển thân cành tán lá và thay lá rụng đặc biệt từ năm thứ 9 đến năm thứ 12.
Kỹ thuật trong ứng dụng nhịp độ thấp D4 ở miệng cạo ngửa” cho thấy trung bình năng suất cá thể cũng như năng suất lao động tăng từ 11 – 19%.
Phân hữu cơ vi sinh làm gia tăng đường kính thân cây cao su, hàm lượng cao su khô và sản lượng mủ cao su cũng gia tăng, có tác dụng tốt với sự phát triển