Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Bước Đầu

Thành Công Bước Đầu
Publish date: Wednesday. November 13th, 2013

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.

Đề tài do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trong 2 năm (từ tháng 10-2012 đến 10-2014), Từ tháng 3-2013, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thả giống 3 mô hình sá sùng thương phẩm trong ao nuôi ở huyện Vạn Ninh, tiếp đó là 3 mô hình tại huyện Cam Lâm.

Sau gần 20 năm nuôi thủy sản (tôm, cá…), ông Lê Châu (thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) đã trải qua nhiều thăng trầm do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Sau đó, ông đã cải tạo một số đìa nuôi tôm không hiệu quả để nuôi thử nghiệm sá sùng, theo mô hình nuôi thuộc để tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Với sự hỗ trợ về giống, thức ăn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, sau gần 6 tháng, đìa nuôi của ông đã có lứa sá sùng đầu tiên, đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Với mật độ thả 50 con/m2, sá sùng phát triển tốt, độ lớn đồng đều, tỷ lệ sống đạt khoảng 62% (chỉ tiêu dự kiến là 40%). Ước tính, 300m2 ao nuôi sẽ đạt khoảng 100kg. Với giá bán 200.000 đồng/kg, người nuôi có thể thu khoảng 20 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí nuôi không cao. Ông Lê Châu cho biết: “Sá sùng rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế rất cao, hiện chưa thấy có dấu hiệu dịch bệnh. Tôi mong muốn Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III tập huấn kỹ thuật nuôi, nhân rộng mô hình này để người dân địa phương phát triển kinh tế”.

Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm, việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng biển Khánh Hòa cũng như sự đầu tư của người dân địa phương là rất quan trọng. Với đặc điểm thích nghi với bùn đất, thức ăn là mùn bã hữu cơ, sá sùng có thể là đối tượng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Mặt khác, do giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu của thị trường đối với sá sùng khá cao. Tuy nhiên, do bị khai thác cạn kiệt, sản lượng sá sùng tự nhiện không nhiều. Theo Tiến sĩ Võ Thế Dũng, đây là đối tượng nuôi rất tiềm năng, nếu đầu tư nghiên cứu thêm thì sẽ trở thành đối tượng phát triển thương mại, đồng thời tạo được nguồn giống nhân tạo. Một thuận lợi nữa là vốn đầu tư vào con sá sùng hiện nay không cao, công nghệ nuôi lại không phức tạp, và đến thời điểm này, độ an toàn của nó cao hơn các loại thủy sản khác. Tiến sĩ Võ Thế Dũng và nhóm thực hiện đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của sá sùng (so với tỷ lệ sống 62% của mô hình), đồng thời rút ngắn thời gian nuôi. 

Cũng trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã bước đầu theo dõi phòng và trừ một số bệnh của sá sùng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp sá sùng với một số đối tượng thủy sản khác, tìm hướng đi mới cho người nuôi. Nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục đầu tư phát triển đề tài, nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, không những đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường, phòng trừ dịch bệnh mà còn giúp người dân sản xuất sá sùng trên quy mô lớn.

Tiến sĩ Võ Thế Dũng: “Hiện nay chúng tôi đang từng bước nâng cao công nghệ sản xuất giống. Pha này chủ yếu là nhân mô hình nuôi thương phẩm và từ con giống đề tài sản xuất được. Năm 2014, chúng tôi sẽ mở lớp tập huấn để đào tạo kỹ thuật sản xuất giống nuôi thương phẩm cho người dân. Đồng thời, hỗ trợ một phần con giống cho để người dân có thể tự sản xuất, coi đó là một bước để quảng bá công nghệ - tìm hướng đi mới cho người dân”.


Related news

Những Kỹ Sư Trên Đồng Ruộng Những Kỹ Sư Trên Đồng Ruộng

Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.

Saturday. May 19th, 2012
Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè

Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.

Sunday. July 15th, 2012
Dự Án Trồng Rừng “KfW6” Tại Bình Định: 15.000 Hộ Dân Có Sinh Kế Dự Án Trồng Rừng “KfW6” Tại Bình Định: 15.000 Hộ Dân Có Sinh Kế

Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...

Thursday. June 14th, 2012
Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.e

Sunday. September 30th, 2012
Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận? Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận?

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

Saturday. May 19th, 2012