Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Lang Vụ Xuân Hè

Khoai Lang Vụ Xuân Hè
Publish date: Tuesday. June 26th, 2012

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa).

Nếu là đất thịt thì cần được cày xới kỹ, sâu khoảng 15 - 20 cm và sạch cỏ. Đất cát không cần sửa soạn, nhưng phải đảm bảo ẩm độ đất. Lên luống rộng 70 - 100 cm, cao 30 - 50 cm, rãnh luống rộng 30 - 40 cm. Rạch hàng dọc luống sâu 10 - 15 cm để bỏ phân lót chuẩn bị cho đặt dây. Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống.

Có thể nhân giống thông thường bằng dây hoặc bằng củ. Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 - 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 - 30 cm. Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ. Mật độ trồng: 38.000 - 40.000 dây/ha. Khoảng cách dao động 5 - 6 dây/m chiều dài luống.

Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5 - 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5cm. Tùy theo giống, thời vụ, đất đai và điều kiện thâm canh có thể bón theo các mức thâm canh trung bình và thâm canh cao. Với mức thâm canh trung bình trên 1 ha bón 10 tấn phân chuồng + 250 kg super lân + 130 kg urê + 120kg clorua kali. Với mức thâm canh cao bón 15 tấn phân chuồng + 400 kg super lân + 250 kg urê + 200 kg clorua trên 1ha.

Bón lót theo rạch trên luống với liều lượng toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali. Bón thúc sau khi trồng 30 - 40 ngày, dùng cày hoặc cuốc xả luống bón 2/3 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali còn lại kết hợp bón tro bếp, sau đó vun lại vồng khoai. Phân được bón thành băng, dọc theo hàng khoai lang, cách gốc khoảng 10 - 15 cm, sâu khoảng 5 - 10 cm.

Sau khi trồng 30 - 40 ngày cần xới xáo, cày (hoặc cuốc) xả hông luống. Bón thúc sớm kết hợp cày xả hông luống. Sau đó lấp kỹ và vun vồng cao tạo điều kiện để củ phát triển. Lưu ý thân lá phát triển thường có nhiều rễ phụ (nông dân gọi là rễ đực) bám trên mặt luống làm tiêu hao dinh dưỡng. Do vậy, sau trồng 45 - 50 ngày phải nhấc dây để đứt dễ phụ và vén dây gọn trên mặt luống nhằm tập trung dinh dưỡng cho khoai phình củ. Sau khi trồng 74 - 80 ngày đã có thể thu hoạch sớm (vụ thu đông khoảng 85 - 90 ngày). Nếu để quá thời gian thu hoạch, củ sẽ bị già, dễ nảy mầm trên củ.

Related news

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Monday. June 11th, 2012
"Ế" Gần 5.000 Con Cá Sấu

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Monday. June 11th, 2012
Thủy Lợi Nuôi Tôm Thủy Lợi Nuôi Tôm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

Saturday. September 3rd, 2011
Lên Rừng Trồng Nấm Lên Rừng Trồng Nấm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.

Monday. June 11th, 2012
Ba Giống Ngô Việt Nam Cho Vụ Đông Ba Giống Ngô Việt Nam Cho Vụ Đông

Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc

Thursday. September 22nd, 2011