Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tháng ba mùa ong đi lấy mật

Tháng ba mùa ong đi lấy mật
Publish date: Tuesday. April 28th, 2015

Chi hội Nuôi ong xã Phổng Lái (Thuận Châu) có 19 hội viên, với gần 1.000 đàn ong, thu gần 3 tỷ đồng/năm từ nghề nuôi ong. Chi hội là mái nhà chung cho những người nuôi ong chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau vốn, giống, kỹ thuật trong nghề nuôi ong lấy mật.

Ngay sau khi thành lập (năm 2004), Chi hội xây dựng quy chế hoạt động, trong đó tập trung hỗ trợ hội viên kỹ thuật, vốn, giống để duy trì và phát triển nghề nuôi ong. Thời gian đầu, hầu hết đàn ong của hội viên đều là ong địa phương, chỉ có 5 đàn ong ngoại nhập từ Chi hội Nuôi ong tỉnh. Trong các cuộc sinh hoạt, hội viên đã chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc đàn ong, từ việc nhân đàn, chọn giống ong; đưa đàn ong đi lấy mật theo mùa hoa, chọn địa điểm nhiều hoa để di chuyển đàn ong lấy mật...

Căn cứ đặc điểm mùa, điều kiện tự nhiên, các hội viên di chuyển đàn ong đến những nơi có hoa nở rộ, hết mùa lại chuyển đàn ong về gia đình nuôi dưỡng và tách đàn. Trong đó, tháng 3, tháng 4, với mùa hoa nhãn đưa đàn ong vào Sông Mã; tháng 6, tháng 7 mùa hoa keo ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ; tháng 12 mùa hoa cỏ lào ở tỉnh Điện Biên...

Nhờ đó, năng suất bình quân đạt 70 kg mật/đàn/năm; 8 kg phấn hoa/đàn/năm. Với giá bán hiện nay, 100 nghìn đồng/kg mật và 200 nghìn đồng/kg phấn hoa, trừ chi phí thu nhập từ 80-200 triệu đồng/hội viên/năm.

Là người đầu tiên tham gia Chi hội, khởi nghiệp từ 10 đàn ong địa phương, đến nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thành, bản Kiến Xương (Phổng Lái) có gần 100 đàn ong, trong đó, 60 đàn ong ngoại, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Theo ông Thành, người nuôi ong cần hiểu “tính nết” đàn ong và có biện pháp phù hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc, nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và cần mẫn để “chạy” ong theo mùa hoa.

Tham gia sinh hoạt tại Chi hội, anh Phạm Văn Sơn, bản Tiên Hưng (Phổng Lái) có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi ong. Anh chia sẻ: Gia đình tôi nuôi ong từ năm 2000, chủ yếu là giống ong địa phương. Do không có kinh nghiệm, đến mùa đông đàn ong thường bay vào rừng hoặc bị chết rét. Khi tham gia Chi hội, được các hội viên trao đổi cách chăm sóc, phòng bệnh, chọn vị trí đặt hòm ong đủ điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các biện pháp chống rét về mùa đông, chống nóng mùa hè. Đến nay, 50 đàn ong ngoại và 20 đàn ong địa phương của gia đình tôi phát triển tốt, thu nhập 80 triệu đồng/năm.

Những hoạt động tích cực của Chi hội nuôi ong xã Phổng Lái đã giúp hội viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng quy mô đàn ong, nâng cao thu nhập. Đây cũng là hướng đi góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Pahổng Lái.


Related news

Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi nên tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất đầu ra thông qua công nghệ mới, giảm chi phí sản xuất; tăng cường vai trò của thị trường để phân biệt chất lượng các sản phẩm đầu ra.

Thursday. October 29th, 2015
Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi

Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.

Thursday. October 29th, 2015
Trên 15 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap Trên 15 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...

Thursday. October 29th, 2015
Trồng rau trong mùa mưa vẫn thu hàng trăm triệu đồng/hécta Trồng rau trong mùa mưa vẫn thu hàng trăm triệu đồng/hécta

Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.

Thursday. October 29th, 2015
Quản lý dịch hại tổng hợp ở Lâm Đồng Quản lý dịch hại tổng hợp ở Lâm Đồng

Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.

Thursday. October 29th, 2015