Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới
Publish date: Friday. October 21st, 2011

Than Uyên là vùng lúa trọng điểm của tỉnh, với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 6281,4 ha, trong đó đất trồng lúa nước 2.310 ha. Tuy nhiên năng suất và sản lượng lúa của huyện còn thấp (Năng suất lúa bình quân năm 2010 huyện Than Uyên đạt 48,13 tạ/ha, trong đó lúa vụ xuân đạt bình quân 56,2 tạ/ha, vụ mùa đạt bình quân 43 tạ/ha).

Nguyên nhân chủ yếu do người dân vẫn còn dùng nhiều các giống lúa địa phương và lúa thuần năng suất thấp. Để nâng cao năng suất và sản lượng lúa thì việc thử nghiệm các giống lúa mới, nhằm chọn ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu để đưa vào sản xuất là việc làm cần thiết đối với Than Uyên. Các đại biểu thăm quan 04 giống lúa mới.

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha (trong đó 03 giống lúa lai mỗi giống 0,5 ha, lúa thuần KN2 0,2 ha), 19 hộ nông dân tham gia.

Sau hơn 04 tháng triển khai thực hiện, sáng ngày 11/10/2011 Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của 04 giống lúa tại xã Mường Cang huyện Than Uyên với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện Than Uyên cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, UBND các xã thị trấn trên địa bàn huyện Than Uyên và các hộ nông dân tham gia.

Kết quả đạt được cho thấy: Cả 04 giống lúa mới đều sinh trưởng phát triển tốt tại cánh đồng xã Mường Cang. Các giống lúa Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC807 là các giống lúa lai mới có tiềm năng cho năng suất cao. Dạng hình cây gọn, lá đòng đứng, cứng cây, đẻ nhánh khá, số dảnh trung bình/ khóm đạt từ 5- 7 dảnh, trỗ đều và tập trung, bông to, nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc đạt trên 80%, khả năng chống đổ tốt.

Về thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh: giống Nam ưu 604, giống PAC 807 từ: 100- 105 ngày, giống Nam ưu 603 từ 110 - 115 ngày. Cả 04 giống đều có khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức độ khá, tuy có xuất hiện đạo ôn, khô vằn, hoa cúc... nhưng đều ở mức nhẹ. Năng suất bình quân giống Nam ưu 603 đạt 59 tạ/ha; Nam ưu 604 đạt 57 tạ/ha; PAC 807 đạt 55 tạ/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí còn cho thu lãi trên 3 triệu đồng/1.000m2 đối với mỗi loại giống. Riêng giống KN2 do thời gian sinh trưởng dài và người dân cấy muộn hơn nên chưa đánh giá được năng suất, tuy nhiên đến thời điểm hội thảo giống KN2 đang giai đoạn vào sữa, dự ước thời gian sinh trưởng khoảng 115 - 120 ngày và cho năng suất tương đương 03 giống lúa lai trên.

Tại buổi hội thảo các đại biểu và các hộ nông dân tham gia mô hình đề nghị Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam tiếp tục hỗ trợ thử nghiệm sản xuất các giống lúa lai và lúa thuần KN2 trên địa bàn ở các địa phương khác trong tỉnh Lai Châu vào vụ đông xuân để đánh giá thêm về tiềm năng năng suất và các đặc tính của giống từ đó làm cơ sở đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT bổ xung vào cơ cấu giống lúa của địa phương và đưa vào sản xuất đại trà


Related news

Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

Monday. June 24th, 2013
Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

Sunday. December 2nd, 2012
Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Tuesday. August 6th, 2013
Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Thursday. March 14th, 2013
Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Thursday. December 6th, 2012