Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.
Thực hiện Chương trình thâm canh theo tiêu chí VietGAP, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp cùng ngành Nông nghiệp triển khai nhiều hoạt động: Xây dựng tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm, đầu tư làm nhà sơ chế trái cây, ứng dụng khoa học công nghệ phòng chống sâu bệnh cho vườn trồng chuyên canh mãng cầu xiêm nhằm tăng năng suất, sản lượng, phẩm chất trái cây; biện pháp bảo quản trước trong và sau thu hoạch; kiến thiết hạ tầng nông thôn vùng chuyên canh,...
Trong khuôn khổ chương trình, Viện đã triển khai đề tài nghiên cứu phòng trị bệnh khô cành thối rễ trên cây mãng cầu xiêm, đầu tư kiện toàn hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất với tổng kinh phí hàng tỉ đồng.
Trong năm 2013, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiếp tục hỗ trợ huyện Tân Phú Đông nâng chất lượng hoạt động của Tổ hợp tác trồng chuyên canh mãng cầu xiêm Tân Phú (xã Tân Phú), cất nhà sơ chế đóng gói nông sản, thí điểm mô hình phòng trừ rệp sáp trên mãng cầu xiêm, tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí trồng và thâm canh mãng cầu xiêm theo tiêu chí VietGAP đến tận hộ nông dân. Hiện huyện Tân Phú Đông trồng mãng cầu xiêm gần 400 ha, tập trung tại các xã Tân Thạnh, Tân Phú, Tân Thới,... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi ha trồng mãng cầu xiêm cho nông dân nguồn lợi hàng trăm triệu đồng.
Related news

Khi bàn về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, lâu nay người ta chỉ biết đó là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp và cũng là cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, cây sâm Ngọc Linh còn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái…

Ngành chức năng và địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Cuối tuần qua, tại TP.Tam Kỳ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn khuyến nông với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?