Phát triển mô hình ủ phân vi sinh

Mô hình được triển khai thí điểm tại 4 hộ dân của các xã, phường Hòa Hương, Trường Xuân, Tam Phú và Hòa Thuận với quy mô 4.000kg nguyên liệu. Nguyên liệu ủ phân gồm phân chuồng chưa hoai mục, rơm rạ, cây phân xanh, mùn cưa, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân super lân và nước sạch. Áp dụng phương pháp ủ hiếu khí, đảo đều 7 - 10 lần/ngày, trong vòng 50 - 60 ngày.
Qua quá trình thử nghiệm thì 1 tấn nguyên vật liệu sau khi ủ sẽ cho ra được 500kg phân hữu cơ. Mô hình này có nhiều ưu điểm như tận dụng được các phế phụ phẩm trong trồng trọt, chất thải chăn nuôi để ủ phân.
Phân thành phẩm bón cho cây trồng giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt giúp tăng năng suất 20 - 50%, rất thích hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Related news

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá các loại thịt, thực phẩm trong cả nước đang giảm mạnh. Nếu không sớm cải thiện tình hình, nguy cơ đứt nguồn cung và giá thực phẩm lên đỉnh như năm 2011 sẽ tái diễn.

“Đầu tư phân bón cho nông dân trồng mía” là một trong những chương trình mới vừa được Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thực hiện thí điểm tại vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bước đầu, người dân thấy được sự hiệu quả, thiết thực từ chương trình mang lại.

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân ở xã Nam Dong, huyện Cư Giút, tỉnh Đác Nông mất ăn, mất ngủ vì hàng chục ha đậu lạc (đậu phộng) đã hơn hai tháng tuổi xanh tốt nhưng không có củ. Đây là lần đầu tiên người nông dân trên địa bàn xã Nam Dong trồng lạc không có củ, nhưng chưa rõ nguyên nhân do đâu.

Nhằm hỗ trợ nông dân (ND) tăng thu nhập, Hội ND Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà, lợn theo hình thức liên kết bán công nghiệp. Các mô hình đã bước đầu cho hiệu quả tốt.

Có nhiều biện pháp diệt trừ ốc sên, tuỳ vào điều kiện thích hợp của địa phương bà con có thể lựa chọn một số cách sau