Thái Nguyên Xây Dựng Mô Hình Trồng Giảo Cổ Lam

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Sau khi trải qua nhiều đề tài nghiên cứu tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam…
Giảo cổ Lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó như làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não; chống lão hóa mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc; tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt…
Trước đây, Giảo cổ lam được khai thác trong các khu rừng tự nhiên là chính, hiện nay, cây dược liệu quý này đã được trồng ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…
Với lợi thế có diện tích rừng khá lớn, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này, do đó việc thực hiện Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam ở Võ Nhai sẽ có nhiều thuận lợi. Khi Dự án thành công, tỉnh ta sẽ hình thành được vùng trồng cây Giảo cổ lam cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh trong, ngoài nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng Dự án.
Related news

Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.