Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng
Publish date: Friday. July 17th, 2015

Mô hình đột phá

Thay vì làm như nhiều hộ dân là đốn rừng tràm, rừng đước để đào ao, đắp bờ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, ông Phan Văn Huấn ngụ ở ấp Bào (xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải) lại cải tạo 4,5ha đất để trồng rừng và nuôi tôm theo hình thức thả lan theo tỷ lệ 50% diện tích rừng, 50% diện tích mặt nước dành cho tôm

Với hình thức nuôi trên, trong năm đầu tiên thả nuôi (năm 2012), ông Huấn đã thu lợi nhuận gần 300 triệu đồng, trong khi đó nhiều hộ nuôi theo hình thức công nghiệp bị thua lỗ, nợ nần vì dịch bệnh. Những năm sau đó, ông Huấn tiếp tục mở rộng quy mô nuôi tôm. “Tôi mới đầu tư vốn, trồng thêm 3ha rừng. Cách nuôi tôm dưới tán rừng này ít rủi ro, thu nhập khá và ổn định. Ngoài con tôm tôi còn thả thêm cua, cá” – ông Huấn nói.

Sau nhiều năm bị thua lỗ từ việc nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, ông Phan Văn Cảnh ngụ xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải) đã mạnh dạn trồng rừng, nuôi tôm theo hình thức thả lan dưới tán rừng. Ông Cảnh cho biết, do thấy nhiều người trong xã đốn cây rừng nuôi tôm nên làm theo. Vụ nuôi đầu có lời nhưng sau đó đều bị lỗ.

Hiện nay, tình cảnh đó không còn nữa, chỉ với khoảng 7.000m2 (kể cả diện tích rừng và mặt nước dành cho tôm), việc nuôi tôm thả lan đã cho ông thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm. ­Còn anh Nguyễn Hữu Lộc ngụ ở xã Long Khánh (huyện Duyên Hải) thì cho biết: “Tôi được Ban quản lý khu vực rừng đước Long Khánh giao cho hơn 50ha rừng để chăm sóc và khai thác. Tận dụng diện tích này, tôi thả tôm, cua nuôi, có kết hợp với việc trồng mới rừng. Nhờ vậy mà thu nhập ngày càng khá”.

Theo phóng viên Dân Việt tìm hiểu, không chỉ có 3 hộ dân trên thu lợi từ việc nuôi tôm dưới tán rừng mà có đến hàng nghìn hộ dân nuôi theo hình thức này, tập trung nhiều nhất là ở 3 huyện Duyên Hải, Châu Thành và Cầu Ngang.

Góp phần bảo vệ môi trường

Trà Vinh là địa phương có diện tích đất giáp biển khá lớn, do đó diện tích rừng ngập mặn khá phong phú. Vì vậy, nơi đây rất thuận lợi trong việc phát triển nuôi thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm theo hình thức thả lan, có thả con giống và bổ sung thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định (còn gọi là hình thức nuôi quảng canh cải tiến). Với cách nuôi này, người dân chỉ cần ít vốn mà có thể thu lợi 100 triệu đồng/ha.

Ông Trần Trường Giang - Trưởng phòng NNPTNT huyện Duyên Hải cho biết: “Khoảng 80% số hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là có lời. Hình thức nuôi này có triển vọng trong bối cảnh nuôi tôm công nghiệp gặp khó do dịch bệnh. Nó có thể góp phần vệ môi trường, bảo vệ rừng tốt hơn”.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh, 4 năm qua (2010-2014), người dân khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh đã tự đầu tư vốn trồng mới rừng gần 3.200ha rừng để nuôi thủy sản, giúp diện tích rừng ven biển tăng lên trên 7.520ha. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh cũng đang triển khai dự án trồng mới 10.000ha rừng ngập mặn ven biển theo chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững của Chính phủ. Theo đó, sẽ khuyến khích người dân nuôi thủy sản để phát triển đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Ông Trần Văn Trí - Trưởng phòng Quản lý và Bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh) đánh giá: “Hình thức nuôi tôm kết hợp với việc trồng, bảo vệ rừng cho hiệu quả cao và bền vững. Mô hình này đã  tác động đến suy nghĩ người dân và kích thích người dân tự đầu tư trồng lại diện tích rừng bị mất”.


Related news

Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD

Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.

Tuesday. June 10th, 2014
Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Saturday. June 28th, 2014
Xoá Nghèo Từnuôi Dê Xoá Nghèo Từnuôi Dê

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Tuesday. June 10th, 2014
Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Saturday. June 28th, 2014
Giá Dê Thịt Tăng Cao Giá Dê Thịt Tăng Cao

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Saturday. June 28th, 2014