Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa quả trám ra thế giới

Đưa quả trám ra thế giới
Publish date: Tuesday. June 30th, 2015

Đã có một hội chợ quốc tế tổ chức ở Nhật Bản, người Trung Quốc đưa kẹo trám đi thi. Họ để nguyên cả quả trám nhưng sao tẩm cho chua ngọt rồi bọc ngoài bằng giấy bóng kính màu vàng óng.

Khách khắp nơi tới hội chợ đều mê tít loại kẹo này. Họ ăn để thưởng thức vị chua ngọt rồi nhả ra cái hạt to tướng. Ấy vậy mà sản phẩm đó vẫn đạt huy chương vàng.

Tôi nghĩ chắc là trám của ta, người Trung Quốc mua về rồi chế biến thành kẹo. Hiện nay, họ vẫn sang ta vét hết trám để đưa về làm mứt và bán đi khắp thế giới.

Trám nằm trong một chi lớn với trên 100 loài. Ở Việt Nam có 8 loài, trong đó phổ biến nhất là “trám đen, trám trắng và cà na”.

Trám phân bố khá rộng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (như Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn…) và vào tận Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình rồi tới cả Quảng Nam, Đăk Lăk, Khánh Hòa.

Trám là loại cây gỗ lớn, có thể cao tới 20-30 cm, đường kính thân từ 60-90 cm. Cây mọc thẳng, phân cành muộn, thân tròn. Trám là cây lâm nghiệp đa tác dụng. Trước đây, người ta trồng trám để lấy gỗ và lấy nhựa. Nhưng hiện nay, bà con còn thu thêm cả quả.

Cả trám đen và trám trắng đều được dùng làm thực phẩm. Trám đen sau khi luộc được chấm với muối vừng, ăn vừa bùi, vừa béo. Năm vừa qua, giá 1 kg trám đen tới 40.000-50.000 đồng. Ở sân bay, họ bán tới 120.000 đ/kg.

So với trám trắng, trám đen bở hơn. Vì vậy, người ta dùng trám trắng để muối, để kho với thịt, cá, để làm mứt, làm kẹo…

Quả trám khi làm mứt thường bị co lại, nhăn nhúm. Nhưng mứt trám của Trung Quốc thì vẫn căng phồng, nhẵn nhụi. Chúng tôi đã tiên liệu và biết, trước khi đưa đi chế biến, họ đã cho đánh hết lớp cu-tin ở bên ngoài bằng 1 cái máy to bằng cái máy giặt.

Trám là cây bản địa độc đáo của chúng ta. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp cần lưu tâm tới các sản phẩm đặc sắc này.
Nếu ta chế biến tốt và đưa được hàng ra thế giới thì sẽ tạo một bước ngoặt lớn cho nông dân. Doanh nghiệp bán được hàng, còn nông dân thì tha hồ trồng để cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp.
Các nhà khoa học sẽ dồn sức vào để nâng cao giá trị cho các mặt hàng đó…

Vì vậy, miếng mứt trám của họ trông rất hấp dẫn, tròn mọng. Họ sao, tẩm rất khéo. Quả trám vừa chua, vừa ngọt lại bùi bùi nên khách hàng rất thích.

Cách đây 10-15 năm, ở Lạng Sơn, 1 kg trám trắng chỉ có giá 6.000 đồng. Trung Quốc sang ta mua trám về làm thành mứt. Sau đó đưa trở lại Việt Nam bán với giá 10.000 đ/lạng. Như vậy là 1 kg tới 100.000 đồng.

Rõ ràng, qua chế biến, giá trị sản phẩm được nâng lên tới hàng chục lần.

Mứt trám Trung Quốc được bán khắp thế giới (mà chủ yếu là họ mua trám của ta về và chế biến). Nhưng lúc đó, chúng tôi nghĩ, họ mua quả cho bà con mình là tốt rồi. Vì vậy, anh em ra sức nghiên cứu để tạo ra giống trám ghép.

Chúng ta biết, trám có cây đực, cây cái. Cây đực thì không có quả. Ta trồng tới 10 năm mới biết đâu là cây đực, đâu là cây cái. Mà tỷ lệ cây đực có khi tới trên 50%.

Vì vậy, bằng phương pháp ghép ta sẽ đủ sức tạo ra toàn cây cái, mà thực tế, các cây ghép chỉ 3 năm đã cho quả. Bà con phấn khởi lắm, họ đua nhau lấy trám ghép về trồng để bán quả cho Trung Quốc.

Nhưng quả trám đâu chỉ để làm mứt. Trám trắng mà kho với cá thì cho ta một món ăn tuyệt vời. Vị ngọt của thịt cá ngấm vào miếng trám sẽ cho ta cảm giác không bị ngậy mà lại ngọt bùi. Người ăn sẽ không bị chán mà có thêm cảm hứng.

Nếu chúng ta biết, trám là loại quả có hàm lượng canxi dinh dưỡng cao nhất trong các loại quả thì sự hấp dẫn còn gấp bội…

Tôi rất mong có 1 công ty nào sẽ đứng ra thu mua quả trám và chế biến. Ta kho trám với cá hoặc với thịt rồi đóng hộp. Hãy chào hàng sản phẩm đó ra thế giới. Rất có thể, nó sẽ cạnh tranh được với các loại thịt hộp khác.

Người Nga, người Trung Quốc và nhiều nước khác có thể sẽ thích loại sản phẩm này. Lúc đó, dân ta tha hồ trồng trám. Trám dễ trồng và cho năng suất rất cao. Mỗi cây có thể cho tới vài tạ quả. Mà cây trám lại sống tới cả 100 năm. Cây càng lớn càng cho nhiều quả…


Related news

Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Chăn Nuôi Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Chăn Nuôi

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Monday. July 29th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch” Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch”

Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Monday. July 29th, 2013
Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá

Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.

Monday. July 29th, 2013
Quảng Sơn Mùa Mía Chín Quảng Sơn Mùa Mía Chín

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

Monday. July 29th, 2013
Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Monday. July 29th, 2013