Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật sản xuất ngô đông

Kỹ thuật sản xuất ngô đông
Publish date: Monday. September 14th, 2015

Gói kỹ thuật này được áp dụng cho các tỉnh ĐBSH, Bắc Trung bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Thời vụ

- Thời vụ trồng ngô đông trên đất 2 lúa phù hợp nhất trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến 25/9 dương lịch.

- Gieo hạt vào bầu trước thời gian thu hoạch lúa mùa 10 - 12 ngày.

- Sử dụng các giống ngô có thời gian sinh trưởng từ chín sớm (100 - 105 ngày) đến chín trung bình (105 - 110 ngày) có tiềm năng năng suất cao; bộ rễ chân kiềng khỏe, chống đổ ngã tốt; tán lá gọn; chịu được mật độ dày; có khả năng chịu hạn, chịu lạnh, chống chịu sâu bệnh tốt. Ví dụ các giống CP 999, CP 989, Bioseed 9797, C919, LVN 10, NK 66, NK 6654, CPA 88, CP 333, LVN 14...

SX cây con bằng bầu cải tiến

- Sử dụng khay xốp 66 lỗ hoặc 84 lỗ để gieo hạt ngô. Trước khi gieo, hạt ngô phải được xử lý chế phẩm Cruizer theo hướng dẫn sử dụng để bảo vệ hạt giống, tăng tỷ lệ nảy mầm, ra rễ và kháng sâu bệnh cho cây con.

- Chuẩn bị giá thể gieo hạt: Để chuẩn bị 100 kg giá thể, dùng 20 kg rơm rạ ủ mục + 20 kg phân vi sinh + 60 kg đất bột (đất thịt) với tỷ lệ 1:1:3 và 1,5 kg phân NPK 5:10:3.

- Áp dụng hệ thống đóng bầu và gieo hạt tự động có công suất 350 - 400 khay/giờ. Trong trường hợp nông dân không có điều kiện áp dụng hệ thống này, có thể đưa giá thể vào khay xốp và gieo hạt bằng thủ công.

- Chọn nơi có đủ ánh sáng cho cây con phát triển, gần ruộng trồng để giảm công vận chuyển cây bầu.

- Chăm sóc cây bầu: Tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho bầu ngô. Sau 7 - 10 ngày, khi cây ngô có 3 - 4 lá đưa ra ruộng trồng. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi chưa đưa ngô bầu ra ruộng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 12 ngày.

Chuẩn bị đất

- Khi thu hoạch lúa mùa, cắt sát gốc rạ, toàn bộ lượng rạ để lại tại ruộng để che phủ đất trồng ngô.

- Áp dụng máy tạo rãnh thoát nước cho ruộng trồng ngô. Đối với ruộng dễ thoát nước, cứ 5 - 6 hàng tạo một rãnh, đối với ruộng khó thoát nước cứ 3 - 4 hàng tạo một rãnh. Độ sâu của rãnh thoát nước từ 18 - 20 cm, bề rộng 15 - 20 cm. Khi đưa cây con ra trồng, yêu cầu có độ ẩm đồng ruộng đảm bảo từ 85 - 90% (đi lún chân).

Trồng cây con ra ruộng

- Mật độ trồng từ 6 - 6,5 vạn cây/ha (2.200 - 2.350 cây/sào Bắc bộ). Khoảng cách trồng hàng cách hàng 60 - 65 cm; cây cách cây 22 - 24 cm.

- Cách đặt bầu: Đặt bầu theo hướng lá, xòe ra hai bên mép luống. Đặt bầu theo kiểu nanh sấu.

Bón phân

- Liều lượng phân bón cho 1 ha: 8 - 10 tấn phân chuồng(hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh); phân bón vô cơ đơn: 520 kg urê + 700 kg Super lân + 235 kg kaliclorua (tương đương với 1.400 kg NPKS 8.10.3-13 + 280 kg urê + 165 kg kaliclorua).

- Phương pháp bón: Bón sớm và đủ chất dinh dưỡng cho ngô là quan trọng. Với ngô bầu nên bón tối thiểu 3 lần:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc hữu cơ vi sinh), phân lân và 1/3 lượng phân urê.

+ Bón thúc lần 1 khi ngô 5 - 6 lá, bón 1/3 lượng urê + 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc lần 2 khi ngô 10 - 11 lá (bắt đầu xoáy nõn), bón 1/3 lượng urê + ½ lượng kali còn lại.

Đối với NPK NPKS 8.10.3-13:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng và NPK.

+ Bón thúc lần 1 (khi ngô 4 - 5 lá): Bón 50% urê bổ sung + 50% kali bổ sung.

+ Bón thúc lần 2 (khi ngô 8 - 10 lá): Bón số phân đạm và kali còn lại.

Sử dụng phân đơn hoặc các loại phân DAP, NPK tổng hợp với lượng phân bón nguyên chất theo quy trình.

Quản lý nước

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển luôn cần đảm bảo đủ ẩm cho ngô, nhưng tuyệt đối không được để ngô bị ngập nước. Có thể duy trì mực nước trong rãnh thường xuyên từ 5 - 7 cm.

Phòng trừ sâu bệnh

Chú ý các loại sâu chính trong vụ đông như sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh lùn, lùn xoắn lá. Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chung đang khuyến cáo tại các địa phương.


Related news

Người Trồng Tiêu Điêu Đứng Người Trồng Tiêu Điêu Đứng

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Tuesday. January 14th, 2014
Cây Mắc Ca Trên Đất Điện Biên Hy Vọng Mới Về Loài Cây Xóa Đói Giảm Nghèo Cây Mắc Ca Trên Đất Điện Biên Hy Vọng Mới Về Loài Cây Xóa Đói Giảm Nghèo

Vườn ươm mắc ca giống của Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên tại xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) được tưới ẩm bằng hệ thống phun sương tự động.

Tuesday. January 14th, 2014
Cơ Giới Hóa Sản Xuất Mía Khó Nhân Rộng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Mía Khó Nhân Rộng

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, tăng thu nhập, nhưng lại khó nhân rộng.

Tuesday. January 14th, 2014
Đảm Bảo Nước Tưới Cho Lúa Và Rau Màu Đảm Bảo Nước Tưới Cho Lúa Và Rau Màu

Mới đây, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có công điện khẩn yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng sông Hồng và các công ty thủy lợi khẩn trương chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2013 - 2014 từ ngày 14/1.

Tuesday. January 14th, 2014
Nông Dân Điêu Đứng Vì Lúa Bị Chết Rét Nông Dân Điêu Đứng Vì Lúa Bị Chết Rét

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.

Tuesday. January 14th, 2014