Thái Lan Có Thể Trở Lại Ngôi Vương Xuất Khẩu Gạo?

Những hoạt động xuất khẩu gạo gần đây của Thái Lan đang chứng tỏ một điều, Thái có thể quay lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2014.
Mất vị trí số 1 vào tay Ấn Độ trong năm 2012, ngành gạo của Thái thực sự gặp khủng hoảng khi chỉ xuất khẩu được 6,94 triệu tấn, tụt xuống hạng 3 thế giới, sau cả Việt Nam.
Năm 2013, dù đã cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu gạo bằng nhiều kế hoạch và chính sách khác nhau, nhưng lượng gạo được bán ra thị trường nước ngoài của Thái chỉ đạt khoảng 6,61 triệu tấn, kém xa mục tiêu 8 triệu tấn.
Sở dĩ Thái Lan rơi vào tình trạng trên, ngoài nguyên nhân do nguồn cung thế giới tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm và sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Trung Quốc ra, còn do chính sách lúa gạo trong nước không hiệu quả.
Chương trình thế chấp lúa gạo của Chính phủ Thái khiến nước này chịu một khoản lỗ khổng lồ. Chỉ tính từ cuối năm 2011 tới tháng 10/2013, Thái Lan đã lỗ khoảng 390 tỷ Baht, do giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 40 – 50%. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của các nước khác đang giảm mạnh.
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo dự trữ của Thái Lan trong năm nay có thể lên đến 14,7 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi năm 2011.
Với kế hoạch “sẵn sàng bán gạo với bất cứ giá nào”, Chính phủ Thái đang có nhiều hoạt động tích cực trong việc giải phóng tồn kho, mặc dù giá trị xuất khẩu gạo thấp.
Từ tháng 1 đến tháng 3/2014, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 2,2 triệu tấn gạo, tăng 43% so với 1,54 triệu tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Ấn Độ - quốc gia đang nắm vị trí số 1 xuất khẩu gạo thế giới, lại đang gặp rắc rối với các thị trường như Nigeria do thuế nhập khẩu lên đến 110%, hay Iran do vấn đề quản lý an toàn thực phẩm.
Các thương nhân cho rằng, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong năm 2014 có thể sẽ giảm từ gần 10 triệu tấn năm 2013 xuống còn khoảng 8 triệu tấn.
Nhiều chuyên gia dự đoán, xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ có thể ổn định ở mức 4 triệu tấn, nhưng gạo non – basmati sẽ chỉ bán được khoảng 4 triệu tấn, giảm 38% so với năm 2013. Các thương nhân nói rằng họ không thể giảm giá thấp hơn nữa để cạnh tranh được với Thái Lan và Việt Nam.
Bên phía Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – cũng dự đoán xuất khẩu gạo trong năm 2014 sẽ bị sụt giảm trước áp lực từ Thái Lan, và sự giảm mua từ phía Trung Quốc và Châu Phi.
Related news

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.

Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.