Người nông dân nghĩ khác làm khác
Anh Nguyễn Hữu Tá (áo trắng) đang hướng dẫn cách chọn cá giống cho người dân.
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) có thế mạnh phát triển cây cà phê. Nhưng nghĩ khác, làm khác, anh Nguyễn Hữu Tá (43 tuổi, tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã từng bước gây dựng nên cơ nghiệp bằng việc nuôi cá.
Hai mươi năm trước, anh Tá khởi nghiệp bằng việc xây dựng một cơ sở cung cấp cá giống quy mô nhỏ, phục vụ cho một số ít hộ dân có nhu cầu nuôi cá tại ao hộ gia đình và thực hiện thu mua sản phẩm cá trên địa bàn huyện.
Cũng như nhiều người khác, giai đoạn đầu đầy rẫy những vấp váp, khó khăn. Cá giống sản xuất ra liên tục chết, khách hàng ít và hầu như cả tháng không bán được đợt cá nào. Cuộc sống gia đình anh lao đao.
Không nản lòng, anh Tá ngày đêm tích cóp kinh nghiệm, học hỏi mọi người. Dần dần, con cá không phụ lòng người nông dân chăm chỉ, khách các tỉnh lân cận cũng tìm đến hỏi mua giống.
Được sự khuyến khích của huyện Đắk Hà trong việc xây dựng mối “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), để phát triển hoạt động sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt, anh Tá tiếp tục mở rộng kinh doanh sang bán thức ăn, thu mua cá thịt.
Bên cạnh đó, anh cũng tích cực phổ biến kiến thức, chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con.
Anh phối hợp với Trung tâm khuyến nông của huyện triển khai thành công một số mô hình mới trên địa bàn như nuôi cá diêu hồng lồng bè, cá lăng, cá bống tượng và rô phi đơn tính…
Suốt nhiều năm qua, anh đã tạo dựng và liên kết được khoảng 200 hộ nông dân trong huyện, 30 bạn hàng trong tỉnh và hơn 50 bạn hàng ngoài tỉnh.
Hầu hết những hộ được liên kết làm ăn đã sinh lãi và có mức thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hằng năm, anh còn giúp đỡ cho bà con vay từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng không tính lãi thông qua việc hỗ trợ thức ăn, con giống.
Nhiều gia đình khó khăn, nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ của anh Tá đã có của ăn của để như hộ ông Lê Thế Cương nuôi cá rô vuông (thu nhập 300 triệu đồng/năm), hộ ông Hoàng Danh Chuyên, ông Vinh nuôi cá rô phi (500 triệu đồng/năm)…
Ông Bùi Văn Vượng, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, việc liên kết 4 nhà giữa trung tâm cá giống của anh Tá với các hộ dân trong vùng cũng tạo dựng được nhiều mô hình liên kết bền vững.
Việc bảo đảm từ nguồn cá giống, thức ăn đến việc bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho thị trường cá đã và đang giúp ích cho hàng trăm hộ dân có cuộc sống ổn định từ mô hình nuôi cá thương phẩm này, mở ra những hướng phát triển kinh tế, thoát nghèo mới cho huyện.
Với mức thu nhập hơn 1,5 - 2 tỉ đồng mỗi năm, anh Nguyễn Hữu Tá đã trở thành tỉ phú từ nghề cá giữa mảnh đất bạt ngàn cà phê của huyện Đăk Hà cùng lời khẳng định “nghề nào cũng có thể làm giàu và thoát nghèo bền vững”.
Related news

Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh biên giới không cho phép buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc

So sánh kinh nghiệm thành công của kiwi của NewZeland với việc trồng thanh long ở Bình Thuận cho thấy chúng ta có đủ các điều kiện để tạo giá trị xuất khẩu cao cho loại trái cây đặc biệt này.

Không nuôi trồng thuỷ sản hay trồng rừng để phát triển kinh tế như phần đông người dân ở Bản Sen (Vân Đồn - Quảng Ninh) vẫn lựa chọn, chàng thanh niên Kiều Văn Tuấn, sinh năm 1986 lại mạnh dạn đặt niềm tin vào nghề trồng cam Sen đang mai một ở địa phương...

Hiện giá cao su thiên nhiên xuống mức bình quân 30 triệu đồng/tấn (chủng loại SVR 3L), dù giá thấp nhưng vẫn rất khó bán. Nguyên nhân là VN hiện SX quá nhiều chủng loại cao su SVR 3L chất lượng cao, trong khi nhu cầu cần cao su chất lượng thấp hơn như SVR10, SVR20.