Thả 35.000 Con Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thuỷ Sản Tại Hồ Thủy Điện Hoà Bình

Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).
Mục đích của chương trình là phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái, thả bổ sung hàng năm vào một số thuỷ vực tự nhiên có điều kiện một số loài thuỷ sản bản địa, quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể các loài thuỷ sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thuỷ sinh trong các thuỷ vực. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thuỷ sản.
Việc thả cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản vào hồ Hoà Bình được tổ chức thực hiện nhiều lần với nhiều loài khác nhau cho thấy dấu hiệu nguồn lợi thuỷ sản đang được phục hồi. Tại lễ thả cá giống năm nay, Tổng cục thuỷ sản đã hỗ trợ 35.000 con cá giống gồm các loại lăng, bỗng, chày mắt đỏ, trắm với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng.
Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản chính là thông điệp kêu gọi sự quan tâm, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong địa bàn tỉnh cùng chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Related news

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.

Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.