Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành thủy sản Tây Ninh cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng.
Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước 932,5 ha, vượt 1,6 so với kế hoạch. Sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 17.295 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 14.015 tấn, tăng 16,1%; sản lượng khai thác ước đạt 3.280 tấn, tăng 1.3%.
Một hộ nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông.
Để nâng cao năng suất và sản lượng, Sở NN-PTNT tỉnh đã trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tây Ninh đến năm 2020; hoàn thành thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng năm 2014; đề nghị Sở TN-MT kiểm tra tình hình ô nhiễm nguồn nước hồ Dầu Tiếng ở 2 ấp Tân Đông, Tân Trung thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu;
Phối hợp Sở TN-MT, Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nhằm kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tình trạng cá lóc nuôi bè bị lở loét ở xã Phước Chỉ; phối hợp với các ngành có liên quan điều tra, thống kê tình hình các trại nuôi trồng thủy sản, hiện trạng số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản trong hồ Dầu Tiếng.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Related news

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.