Tây Ninh nguy cơ mất mùa nhãn do dịch bệnh chổi rồng

Hiện nay, người trồng nhãn tại một số khu vực trong tỉnh đang lo lắng, bởi bệnh chổi rồng trên cây nhãn bùng phát mạnh, khiến họ rơi vào nguy cơ trắng tay.
Tại một số vườn nhãn ở xã Trường Đông (Hòa Thành) và phường Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh), chổi rồng “tấn công” đến mức chủ vườn phải cắt bỏ hết các cành, nhánh cây nhãn để tiêu diệt mầm bệnh.
Một chủ vườn nhãn ở phường Ninh Thạnh cho biết, khi bị chổi rồng tấn công, ông phải cắt hết cành, nhánh rồi thu gom đem đi đốt. Như vậy, phải đợi đến 2 mùa nhãn sau vườn nhãn của ông mới đạt được lại năng suất như trước đây.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh chổi rồng chỉ hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, giống nhãn xuồng ít có khả năng nhiễm bệnh hơn.
Muốn phòng bệnh chổi rồng trên cây nhãn, nhà vườn phải tiến hành đồng loạt, mang tính cộng đồng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ cắt cành tỉa tán, vệ sinh, tiêu hủy cành cây nhiễm bệnh, xử lý thuốc, bón phân tăng cường dinh dưỡng cho cây; không nên nhân giống từ những cây nhiễm bệnh chổi trồng; có thể áp dụng biện pháp ghép chuyển đổi giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng cao trên gốc ghép nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh…
Related news

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...

Hiện nay, một trong những khó khăn đối với người chăn nuôi nói chung là vấn đề vệ sinh môi trường. Để đạt được điều đó, người nuôi phải tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành chăn nuôi. Và mô hình nuôi heo an toàn sinh học tại gia đình của anh Nguyễn Tiến Đồn ở xã Lê Chánh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là địa chỉ tham quan, học tập của rất nhiều bà con và cả những cán bộ trong nghề

Những trận lũ gây ra lụt lội trên diện rộng ở nhiều nước châu Á cướp đi 500 sinh mạng, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng triệu người

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao

Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương