Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, tại phiên họp Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các hạn chế, khó khăn nổi lên thời gian qua như SXNN gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ; hạn hán diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, nhất là Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Tiêu thụ một số mặt hàng nông sản nhiều lúc ách tắc, nhất là gạo, cao su, trái cây, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. XK của khu vực trong nước giảm 2,7%; khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2014...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được khi tình hình thế giới còn khó khăn, diễn biến khó lường mà cần tiếp tục phấn đấu để đạt các chỉ tiêu năm 2015 đã trình Trung ương, Quốc hội.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô. Theo dõi sát diễn biến lạm phát, giá dầu và biến động kinh tế thế giới để có điều chỉnh chính sách phù hợp, kịp thời.
Các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên, triển khai kịp thời các phương án bảo đảm phát triển SXNN và ổn định cuộc sống của người dân. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là tiêu thụ nông sản, thúc đẩy SXNN theo hướng hiện đại.
Về tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm thực hiện theo đúng lộ trình. Đồng thời tiếp tục xử lý các khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu DN nhà nước.
Thủ tướng nêu rõ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, chủ động tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác hiệu quả các cơ hội, thuận lợi và khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức của hội nhập nhằm thúc đẩy mạnh XK.
Trả lời báo chí về các giải pháp được Chính phủ bàn trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân thời gian tới, ông Nguyễn Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết: Chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán để ký hiệp định thương mại tự do nhằm đốc thúc việc XK. Thành công vừa rồi ký được với Hàn Quốc đã tháo gỡ nhiều rào cản cho XK nông sản. Tới đây sẽ ký với Liên minh Á - Âu, và đang cố gắng để gia nhập TPP.
Cùng với đó sẽ tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại, thị trường nội địa, miền núi, hải đảo xa xôi để giải quyết đầu ra nông sản. Việc đã làm nhưng sẽ tiếp tục làm mạnh hơn đó là cung cấp thông tin về các sản phẩm cho thị trường.
Về vấn đề tiêu thụ vải thiều hiện nay, ông Hải cho hay là đã bàn bạc với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tổ chức kết nối với các tỉnh phía Nam để tiêu thụ. Cùng với đó là tổ chức các đoàn đến hỗ trợ người dân, địa phương, có mặt tại các cửa khẩu để làm tốt hơn việc tiêu thụ vải.
Về tình hình biển Đông hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: Đây là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia. Quan điểm của Chính phủ, nhất quán trước sau như một là giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ đã gửi công hàm đến Liên hiệp quốc và lưu hành tới các nước thành viên.
Với Trung Quốc những quan hệ nào đồng thuận thì chúng ta tiếp tục duy trì và phát huy. Cái nào còn bất đồng thì tiếp tục đấu tranh bằng luật pháp quốc tế trên tinh thần giữ nguyên hiện trạng và không làm phức tạp thêm tình hình. Ngoại giao của các nước G7 cũng bày tỏ sự quan ngại. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những gì đang diễn ra trên biển Đông.
“Việc Trung Quốc bồi đắp trên biển Đông không chỉ ảnh hưởng riêng Việt Nam mà còn tác động tới vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông liên quan đến nhiều nước”, Bộ trưởng Nên nói.
Related news

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.