Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Thời tiết mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên trà lúa Thu Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Đối tượng gây hại nhiều nhất là bệnh đạo ôn: 19.803ha (tăng 17.596ha so với hồi giữa tháng 7), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5- 10%, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ, huyện có diện tích bị nhiễm bệnh này nhiều nhất là Vũng Liêm (17.365ha).
Kế đến là sâu cuốn lá: 1.114ha (tăng 579ha), mật số phổ biến 6- 11 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
Rầy nâu (rầy cám tuổi 1 và rải rác rầy trưởng thành) gây nhiễm: 415ha, mật số phổ biến 500- 1.200 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ tại huyện Trà Ôn.
Related news

Trồng màu trên đất bờ bao nuôi tôm được nhiều nông dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thực hiện hiệu quả, góp phần tăng nâng cao đời sống; Tuy nhiên bà con đang gặp khó về đầu ra vì hiện nay ở các xã vùng Tôm - Lúa của huyện, vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...