Tập Huấn Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Cho Nông Dân Bàu Tròn
Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).
Theo Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ, ưu thế vượt trội của phân hữu cơ vi sinh so với các loại phân khác là không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản; giá thành rẻ hơn so với dùng phân hóa học; sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, có sẵn. Đây là dự án của Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ Quảng Nam đang được phổ biến rộng rãi đến nông dân sử dụng và hưởng lợi.
Related news
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.
Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.
Đông Hải có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 38.500 ha, hằng năm cho sản lượng hơn 60.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là hơn 33.000 tấn, cá và thủy sản khác sản lượng hơn 26.000 tấn.
Không những thành công từ mô hình ươm cây, tạo cảnh quan bóng mát, anh Nguyễn Văn Thi (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) còn mạnh dạn thuê 2ha đất để trồng chuối, thu lợi gần 300 triệu đồng/năm.
Nhờ chịu khó làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã thoát nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.