Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng
Publish date: Monday. September 21st, 2015

Tại đây, cán bộ kỹ thuật đã triển khai về các nội dung: thiết kế bể nuôi, cách chọn lươn giống và mật độ thả cũng như cách chăm sóc và phòng trị bệnh. Cụ thể, với thiết kế bể nuôi, người nuôi chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, gần nhà, tốt nhất là nơi có bóng râm nhưng đảm bảo đủ nguồn sáng;

Diện tích bể nuôi từ 6m2 là vừa, chiều cao bể nuôi 0,7 - 0,8m; bể tốt nhất nên được xây dựng kiên cố bằng xi măng. Ngoài ra, chọn lươn giống nên chọn những con lươn khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây sát. Nếu chọn lươn có nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ 40 - 50 con/kg; sinh sản bằng bán nhân tạo, kích cỡ 300 - 600 con/kg, mật độ thả nuôi công nghiệp 200 - 300 con/m2.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc và phòng trị bệnh, người dân nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý thuốc sát khuẩn, giữ nhiệt độ ổn định môi trường nuôi trong ngày khoảng 25 - 27 độ C, thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kiểm tra môi trường nuôi như PH, oxy,… Đặc biệt, nguồn thức ăn phải luôn tươi sống như: ốc, cá tạp, trùn quế và thức ăn công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống cho lươn.

Trong quá trình nuôi, người nuôi lươn cần quan tâm phòng trị bệnh, sát trùng ao nuôi định kỳ 15 ngày/lần; tuân thủ kỹ thuật nuôi, chọn con giống khỏe, mật độ thả hợp lý, giữ môi trường ao nuôi sạch; cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo từng đối tượng và từng giai đoạn tăng trưởng để tránh sốc nhiệt, bệnh thường gặp trên lươn như hội trứng lở loét, bệnh đường ruột.


Related news

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

Wednesday. August 5th, 2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

Thursday. August 6th, 2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Thursday. August 6th, 2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

Thursday. August 6th, 2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

Thursday. August 6th, 2015