Bơ vào mùa

Bơ trở thành loại trái cây mang “thương hiệu” của vùng Tây Nguyên.
Dọc các tuyến QL 14, 26, 27…, bơ được bày bán với số lượng lớn, thu hút đông đảo du khách ghé mua. Theo khảo sát của chúng tôi tại Đăk Lăk, bơ sáp loại 1 có giá từ 45-50 ngàn đồng/kg, bơ sáp loại 2 có giá từ 30- 40 ngàn đồng/kg, loại 3 từ 20-25 ngàn đồng/kg. Riêng loại bơ nước có giá từ 15-20 ngàn đồng/kg, tùy loại.
Ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun (Đăk Lăk) cho biết, giá bơ các thương lái thu mua tại vườn khá cao từ (45-50 ngàn đồng/kg). Năm nay do điều kiện mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên sản lượng bơ năm nay kém hơn mọi năm. Bù lại giá bơ chính vụ khá cao (cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn/kg), nên nhà vườn lãi hơn năm ngoái chút đỉnh.
Là người chuyên cung cấp các loại giống bơ đầu dòng, KS Huỳnh Ngọc Tư (Cty Đak Farm) cho biết, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên có tới hàng trăm ha bơ các loại, tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Bơ hầu hết được trồng xen canh trong các vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình mỗi ha trồng xen thêm 120-150 cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Related news

Các lô hàng thủy sản Việt Nam bị các thị trường trả về do nhiễm kháng sinh vượt ngưỡng phải kiểm tra chất lượng như hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.

Với thị trường chung rộng mở sau hội nhập, rau quả Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Theo Cục BVTV, các lô xoài đầu tiên của Việt Nam XK sang Nhật Bản có giá cao hơn xoài Thái Lan 2 USD/kg, tiêu thụ rất tốt.

Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.