Mô Hình Nuôi Trăn Của Anh Lâm Minh Tú

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.
Điển hình như mô hình nuôi trăn của gia đình anh Lâm Minh Tú, ấp Ba Dinh, xã Định Bình.
Gia đình anh Lâm Minh Tú mới ra riêng được vài năm. Với gần 1 ha nuôi tôm tự nhiên, anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm, cuộc sống rất chật vật. Quyết tâm thoát khỏi cái khó, cái nghèo, đầu năm 2011, anh đầu tư nuôi 8 con trăn.
Học hỏi từ bạn bè ở Bạc Liêu, anh áp dụng cách cho trăn ăn cá phi thay vì cho ăn chuột, vịt, gà như cách nuôi truyền thống. Cá phi sẵn có rất nhiều trong vuông tôm nên tiết kiệm được tiền mua thức ăn.
Theo anh Tú, cứ 4 kg cá phi thì thu được 1 kg thịt trăn. Nuôi khoảng 10 tháng, trăn đạt trọng lượng 6 kg thì có thể xuất bán. Giá thành ổn định ở mức từ 350-400 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi con trăn anh thu lời 1,5 triệu đồng, gấp đôi so với cách nuôi thường.
Anh Lâm Minh Tú chia sẻ: “Cá phi được làm sạch, sau đó mồi cho trăn ăn một con chuột, rồi cứ thế cho ăn tiếp cá phi. Trăn có trọng lượng 3 kg thì cho ăn trung bình nửa ký cá phi và 3 ngày cho ăn 1 lần. Trăn cần có ánh sáng thì mới mau lớn nên chuồng nuôi phải ở vị trí thông thoáng, có ánh sáng mặt trời”.
Số tiền lợi nhuận từ nuôi trăn, anh đầu tư cải tạo vuông tôm, bờ bao để thả nuôi 2 vụ cua/năm. Trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi vụ cua anh thu lời trên 15 triệu đồng. Lấy ngắn nuôi dài, anh tiếp tục duy trì và phát triển việc nuôi trăn.
Từ 8 con trăn ban đầu, chuồng trăn của anh đã tăng lên 40 con, trong đó có 20 con đang chuẩn bị thu hoạch, ước tính thu về lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Anh Tú dự định, sau khi bán đợt trăn này sẽ mở rộng quy mô, nuôi thêm 20 con trăn đẻ.
Nhờ cần cù, chịu khó và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống gia đình anh đang từng bước vươn lên khá giả.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Bình Lê Ngọc Ân cho biết: “Hiện toàn xã có 80 hộ áp dụng mô hình nuôi trăn. Mô hình này đã giúp không ít hộ khó khăn nơi đây thoát nghèo. Sáng kiến trong mô hình này là cho ăn cá phi. Cá phi có giá từ 10-12 ngàn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với chuột và vịt, gà.
Năm nay, Hội Nông dân xã sẽ thành lập tổ hợp tác nuôi trăn để nhân rộng hiệu quả mô hình này, nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Related news

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.