Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh
Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.
Gia đình anh Hà Văn Long ở thôn Thạch Sơn, xã Ea MDroh là một trong những hộ dân chịu thiệt hại nặng do cây tiêu bị nhiễm loại bệnh này. Gia đình anh có 300 trụ tiêu thì đến nay đã có khoảng hơn 90% số trụ đã bị nhiễm bệnh và chết. Vườn tiêu của gia đình anh Long bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh vào tháng 7-2012 và phát bệnh mạnh nhất vào tháng 8.
Để khống chế dịch bệnh phát triển và lây lan, ngay sau khi phát hiện thấy cây tiêu có dấu hiệu bị mắc bệnh anh đã tìm hiểu, áp dụng các biện pháp để điều trị như đổ thuốc vào gốc, hoặc phun thuốc cho cây… Tuy nhiên các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả. Anh Long than thở: “Tôi đã dùng đến 3 - 4 loại thuốc để đặc trị cho những cây tiêu bị nhiễm bệnh mà vẫn không có hiệu quả. Bây giờ tôi cũng không biết phải dùng loại thuốc nào để điều trị loại bệnh này cho thật hữu hiệu…”.
Gia đình anh Hoàng Đình Quang ở cùng thôn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Dù đã áp dụng khá nhiều biện pháp điều trị bệnh cho cây tiêu nhưng hiện nay 150/500 trụ tiêu của gia đình anh Quang đã bị nhiễm bệnh và chết, gây tổn thất nặng về kinh tế. Một số trụ tiêu khác của gia đình anh trong thời gian này cũng đang bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh và tương lai sẽ có thể chết như những trụ trước.
Để giúp nông dân phục hồi vườn tiêu, ngành nông nghiệp huyện cũng đã khuyến cáo, tập huấn cho bà con những biện pháp để phục hồi vườn tiêu kinh doanh cũng như biện pháp phòng ngừa bằng cách đào mương thoát nước, điều trị bệnh bằng các biện pháp hóa học… Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên thực tế thì việc điều trị loại bệnh này cho cây tiêu hầu như không đạt hiệu quả cao, nhiều diện tích hồ tiêu vẫn bị chết hàng loạt và người dân vẫn loay hoay, chưa tìm ra cách phòng tránh hiệu quả.
Related news
Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.
Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.
Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..
Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.
Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.