Tăng Cường Quản Lý Vịt Chạy Đồng
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tổng đàn vịt trên địa bàn hiện có gần 2,37 triệu con và ngành thú y tỉnh đã cấp sổ quản lý vịt chạy đồng được 1.194 đàn, với 980.798 con.
Tuy nhiên, do đang vào thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu nên lượng vịt chạy đồng từ các nơi khác về rất lớn. Vì thế, Chi cục Thú y tỉnh cùng ngành thú y địa phương đã phối hợp cùng các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt đối với vịt chạy đồng, nhất là vịt từ các địa phương khác đến. Nếu hội đủ điều kiện như gia cầm khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, có sổ quản lý vịt chạy đồng, giấy chứng nhận tiêm phòng còn hiệu lực thì mới cho vào địa phương. Ngoài ra, khi đến địa phương phải khai báo với chính quyền và thú y cơ sở để được tái chủng trong thời gian chăn thả khi gia cầm tiêm vắc-xin đã hết thời gian miễn dịch.
Related news
Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.
Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.
Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.
Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.