Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành

Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành
Publish date: Tuesday. March 6th, 2012

Năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phối hợp với tổ chức Trung tâm quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp Nhật Bản (Jircas) thực hiện dự án “Tăng cường hệ thống khuyến nông áp dụng canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả trên cây cam sành”, triển khai trên diện tích 17 ha và nhân rộng mô hình chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ nhà vườn khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành.

Với mục tiêu trang bị cho nông dân những kiến thức mới về canh tác giống cây ăn trái có múi, kỹ thuật chọn cây sạch bệnh và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp cây trồng đạt năng suất, sản lượng cao, dự án hỗ trợ nhà vườn 100% chi phí lên liếp, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây cam sành sạch bệnh và kết hợp trồng xen ổi xá lỵ nghệ để cải tạo đất, phòng chống bệnh vàng lá và tăng thêm thu nhập.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 7.200 ha trồng cam sành, tập trung tại 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn. Riêng tại vùng chuyên canh huyện Tam Bình với thương hiệu “Cam sành Tam Bình”, qua khảo sát có trên 70% diện tích vườn cam sành bị nhiễm bệnh, làm giảm năng suất và chất lượng; trong đó 55% diện tích bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium, bệnh vàng lá Greeing và 45% bị nhiễm bệnh do sử dụng giống cây trôi nổi và thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật canh tác.

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành cho giá trị kinh tế cao, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Jircas vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh nặng, thực hiện nhiều dự án hỗ trợ nông dân khắc phục diện tích bị nhiễm và xây dựng mô hình trồng mới đúng kỹ thuật như mô hình thí điểm trồng mới giống cam sành sạch bệnh theo quy trình kỹ thuật canh tác hiện đại trên đất phèn và đất phù sa, mô hình thử nghiệm trồng cam trên các loại gốc ghép và mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ.

Thông qua các dự án, mô hình thí điểm đã giúp nhà vườn thay đổi tập quán canh tác, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu lên liếp, thiết kế vườn, thực hiện các biện pháp chăm sóc khôi phục và phát triển lại vườn cam sành tại địa phương. Hiện nay, cùng với nhân rộng mô hình tại các xã thuộc huyện Tam Bình, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long tiếp tục thực hiện thí điểm các mô hình trồng cam ở các vùng đất khác nhau để chọn vùng thích hợp, khôi phục diện tích chuyên canh cam sành Tam Bình./.


Related news

Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

Tuesday. August 19th, 2014
Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

Tuesday. August 19th, 2014
Cây Chùm Ngây Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông Cây Chùm Ngây Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông

Dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại cây hữu ích trong tương lai bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và khả năng bảo vệ sức khỏe con người.

Tuesday. August 19th, 2014
Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Do SNV Hỗ Trợ Năng Suất Đạt 75-80 Tạ/ha Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Do SNV Hỗ Trợ Năng Suất Đạt 75-80 Tạ/ha

Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại nên năng suất lúa tại các CĐML đạt bình quân từ 75-80 tạ/ha. Lợi nhuận từ sản xuất lúa tại CĐML đạt 43 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình gần 18 triệu đồng/ha/vụ.

Tuesday. August 19th, 2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trồng Măng Tây Xanh Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trồng Măng Tây Xanh

Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.

Tuesday. August 19th, 2014