Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Gần đây, do lợi nhuận từ nuôi tôm biển khá cao nên các hộ dân trong vùng quy hoạch ngọt hóa đã tự đào ao hoặc sử dụng ao nuôi thủy sản nước ngọt, khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm công nghiệp.
Cách làm này tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhất là ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, mía, dừa… dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững chung của huyện. Trong đó, các xã Phú Vang, Phú Long, Thạnh Trị, Lộc Thuận... có số hộ đào ao nuôi tôm biển nhiều nhất.
Tình hình nuôi thủy sản tại các vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện là tự phát và không được phép của các cơ quan chuyên môn. Trước tình hình trên, Bình Đại đã thành lập tổ công tác vận động và xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ của tổ công tác là tiến hành vận động và xử lý các hộ dân tự ý khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện, vận động nhân dân không nuôi thủy sản trong vùng ngọt hóa và vùng không quy hoạch nuôi tôm biển.
Ngoài ra, tổ công tác thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương chung trong vùng quy hoạch ngọt hóa. Trong công tác, xem việc vận động tuyên truyền là chính, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm.
Related news

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.