Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng, Đồng Nai đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ chuyên viên; ký kết phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và 15 tỉnh khu vực Đông Nam bộ để kiểm tra thực hiện…Kết quả, qua các đợt kiểm tra, toàn tỉnh phát hiện 142 vụ vi phạm sử dụng xung điện, sử dụng chất độc. Ngoài ra, Công an tỉnh đã thống kê được 360 trường hợp sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, trong đó có 8 trường hợp bị phát hiện và xử phạt.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị vẫn còn những vướng mắc, khó khăn, như: một số địa phương triển khai nhiệm vụ chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, nên nhận thức của người dân về vấn đề này còn kém…Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, quản lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để ngươi dân hiểu rõ và tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Related news

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.
Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.