Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm
Mô hình nuôi tôm phát sinh từ năm 1999, sau đó mở rộng đến hàng ngàn héc-ta, “lấn sang” xã Vĩnh Chánh lân cận. Thấy làm ăn hiệu quả, dự án lúa-tôm ra đời, nhưng sau đó lại không triển khai được nên nông dân tự “xé rào” thực hiện từ 300 đến 400 héc-ta. Từ đây, nhiều người phất lên giàu có, biến con rạch So Đủa chết danh kênh lúa- tôm. Dự toán kinh phí cho dự án lúa-tôm là 32,5 tỷ đồng, trong đó nguồn đầu tư của huyện 24,5 tỷ đồng, vận động Nhân dân tham gia khoảng 8 tỷ đồng. Huyện đang kêu gọi đối tác cùng tham gia thực hiện và đăng ký dự án phát triển thủy sản (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để hỗ trợ thêm nguồn vốn. Hiện, tỉnh và huyện đầu tư 10 tỷ đồng thực hiện việc bồi hoàn, mở rộng, nâng cấp lộ giao thông kết hợp đê bao khép kín các tuyến kênh Lung Xẻo, kênh Bô, So Đủa…
Xã Phú Thuận có tổng diện tích trồng lúa 2.468 héc-ta, nhưng qua thực tế sản xuất, địa phương xác định nuôi tôm, cá và các mô hình sản xuất phi nông nghiệp là thế mạnh nên đã quy hoạch gần một nửa diện tích để phát triển mũi nhọn kinh tế này. Chủ tịch UBND xã Phú Thuận Phùng Duy Nam cho biết “Mô hình lúa-tôm đang thực hiện nằm trọn ở ấp Phú Tây (cặp kênh So Đủa) và một phần diện tích của ấp Hòa Tây B (kênh Bô) có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ.
Năm 2014, một số hộ nuôi tôm phất lên nhưng phần nhiều thất mùa. Thực hiện chỉ đạo của huyện về quy hoạch, phát triển vùng kinh tế lúa-tôm, địa phương đang cho phát hoang, giải tỏa, di dời vật cản trên các tuyến nằm trong dự án, đồng thời vận động bà con trong vùng đầu tư sản xuất lúa-tôm kết hợp hoặc chuyên canh tôm. Chúng tôi đang xin ý kiến cấp trên để thực hiện việc hoán đổi diện tích giữa các hộ trong và ngoài vùng dự án để từng bước tiến tới hoàn thành vùng sản xuất 502 héc-ta tôm theo kế hoạch”.
Xã Phú Thuận đang thả nuôi 213,5 héc-ta tôm càng xanh, đạt gần 83% kế hoạch (tăng 26 héc-ta so cùng kỳ), trong đó có 55,2 héc-ta tôm toàn đực; 13 héc-ta thu hoạch tôm trái vụ, năng suất 0,8 tấn/héc-ta, lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng/héc-ta. Địa phương phối hợp ngành chức năng đang chỉnh trang, đầu tư và quy hoạch lại đê bao, nguồn nước, con giống, kỹ thuật canh tác, tìm đầu ra… cho con tôm. “Nếu thuận lợi về giá cả, con giống, nguồn nước, nhất là có điện vào tới đây, dù không khuyến khích, nông dân cũng sẽ bỏ lúa theo tôm”- ông tư Lô tâm sự.
Ông cho biết: “Để nuôi tôm hiệu quả, trước hết phải làm đồng cho thật sạch, bón vôi, xử lý côn trùng có hại, sau đó chọn giống (tôm toàn đực) thả nuôi, thường xuyên kiểm tra, sau 6 tháng là chắc ăn. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đến thắng lợi của mô hình lúa -tôm là nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch của ngành Nông nghiệp, nếu sản xuất ồ ạt, thiếu tính đồng bộ sẽ không mang lại hiệu quả, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chung”. Theo tính toán, 1 héc-ta thả nuôi khoảng 100.000 - 120.000 con tôm, sau 6 tháng cho năng suất từ 1,3 - 1,4 tấn, trừ các khoản chi phí, người nuôi có thu nhập từ 110 - 130 triệu đồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn Phan Thanh Tùng cho biết: “Mô hình lúa- tôm được nông dân xã Phú Thuận thực hiện từ nhiều năm nay, trong đó nhiều người giàu kinh nghiệm đã giàu lên. Song, đa phần người nuôi tự phát, thiếu kết nối, thiếu sự đầu tư đồng bộ và còn thiếu vốn sản xuất nên vẫn có người thất bại. Chúng tôi đang phối hợp Trung tâm Giống thủy sản tỉnh để được hỗ trợ kỹ thuật, bảo đảm nguồn giống, đồng thời tìm đầu ra có lợi nhất và kêu gọi các thành phần trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh cùng tham gia dự án.
Related news
Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.
Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.
Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.
Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.
Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.