Hội Nghị Đầu Bờ Trồng Rau Măng Tây Xanh

Ngày 16-1, tại thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Phước), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị đầu bờ sơ kết Dự án xây dựng mô hình trồng rau Măng tây xanh theo hướng VietGAP tại Ninh Thuận năm 2012-2013. Tham gia hội nghị gồm có 60 nông dân và 8 nông hộ tham gia thực hiện dự án.
Dự án được triển khai từ tháng 4 năm 2012, với kinh phí 356 triệu đồng, gồm 8 hộ tham gia, với diện tích 0,6 ha, mỗi hộ từ 500- 1.000 m2. Dự án được thực hiện tại xã An Hải (Ninh Phước), phường Phước Mỹ và phường Văn Hải (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm). Các hộ được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón, vật tư, hướng dẫn quy trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc...
Qua hơn 8 tháng canh tác, các hộ tham gia dự án đã bắt đầu thu hoạch cây Măng tây xanh với giá bán loại 1 là 55.000 đồng/kg, loại 2 là 30.000 đồng/kg, loại 3 là 15.000 đồng/kg. Trồng rau Măng tây xanh cho thu nhập cao góp phần ổn định cuộc sống nông dân.
Related news

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.