Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Sơn Tập Trung Xóa Đói, Giảm Nghèo

Tân Sơn Tập Trung Xóa Đói, Giảm Nghèo
Publish date: Monday. December 15th, 2014

Những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Sơn đã không ngừng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; Huyện ủy Tân Sơn đã ban hành Thông tri về Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Tỷ lệ hộ nghèo từ 48,8% năm 2010 xuống còn 24,88% năm 2013; thu nhập bình quân đầu người từ 6,75 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 12,23 triệu đồng/người năm 2013. Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nên huyện đã tuyên truyền, quán triệt sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đủ chủ trương cũng như giải pháp thực hiện.

Đảng bộ các xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế góp phần giảm số hộ nghèo theo từng năm.

Từ năm 2011 đến nay, huyện Tân Sơn đã thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 19 nghìn lượt hộ với tổng nguồn vốn gần 38 tỷ đồng. Trong đó, đã hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ rừng hơn 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt hơn 12 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi có giá trị kinh tế cao đạt gần 22 tỷ đồng... 

Từ chương trình này, mô hình trồng cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai tây, đậu tương đã được bà con nông dân áp dụng hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất từ 50,5 tạ/ha năm 2011 lên 52 tạ/ha; diện tích trồng chè tăng 350ha; hỗ trợ  829 con bò lai sind và đã sinh sản được 370 con; 284 trâu sinh sản, đã sinh sản được 97 con và hơn 3.500 con gà sinh sản được hơn 4.200 con...

Sự hỗ trợ đúng hướng này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với đồng bào dân tộc vùng cao. Nhiều mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao như trâu, bò sinh sản, nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa, rau đặc sản, kinh tế vườn rừng, trang trại... đang được nhân rộng và phát triển mạnh tạo hướng phát triển hàng hóa, đặc sản, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân.

Gia đình ông Đinh Văn Lâm xóm Bến Đáng, xã Minh Đài trước đây luôn trong tình trạng đói nghèo, thường xuyên đứt bữa. Từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo của huyện, năm 2010, gia đình ông mua được một con bò sinh sản, đến nay đã cho 2 bê con. Ông Lâm cho biết: “Được sự hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, gia đình tôi đã thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi có hiệu quả này. Bà con dân tộc ơn Đảng, Chính phủ đã đem ấm no đến với bản làng” .

Xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Đảng bộ Minh Đài đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhiều cán bộ, đảng viên “Miệng nói, tay làm” gương mẫu đi đầu đưa giống, cây con mới vào sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đã tiên phong trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiến đất làm đường, đóng góp ngày công; kiên trì giải thích cho người dân hiểu rõ chương trình xây dựng nông thôn mới là góp phần giảm nghèo, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của Nhà nước.

Nhân dân xóm Tân Lập và xóm Trào xã Minh Đài đã đóng góp 250 triệu đồng, công lao động  để cùng với Nhà nước hỗ trợ xi măng làm 500m đường bê tông nông thôn; công khai bình xét các gia đình tham gia dự án nuôi bò, dê của Chương trình 30a, Chương trình Viettel và Chương trình đầu tư của Hội chữ thập đỏ tạo sự đồng thuận giúp người dân chủ động, tích cực bàn bạc các vấn đề tìm hướng thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/tan-son-tap-trung-xoa-doi-giam-ngheo-2382692/


Related news

Nông Dân Xã Bình Nhì (Gò Công Tây) Thiệt Hại Vì Trồng Giống Ớt Mới Nông Dân Xã Bình Nhì (Gò Công Tây) Thiệt Hại Vì Trồng Giống Ớt Mới

Những ngày qua, 14 hộ nông dân ở ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây đang “khóc dở” vì đã trồng giống ớt mới có tên là Hồng Hạc 2 của Công ty TNHH Giống cây trồng Long Hoàng Gia, địa chỉ 922/8 Cách mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Tuesday. October 14th, 2014
“Chật Chội” Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển “Chật Chội” Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Tuesday. October 14th, 2014
Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Tuesday. October 14th, 2014
Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

Tuesday. October 14th, 2014
Mừng Nhưng Chưa Hết Lo Mừng Nhưng Chưa Hết Lo

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Tuesday. October 14th, 2014