Tân Hồng (Đồng Tháp) Đẩy Mạnh Phát Triển Ngành Hàng Bò

Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
Tân Hồng là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi về thỗ nhưỡng cũng như về giao thông để phát triển ngành chăn nuôi bò. Khoảng 2 năm trở lại đây, quy mô tổng đàn bò của huyện không ngừng lớn mạnh, hiện có khoảng 10 ngàn con, tăng trên 2,5 ngàn con so với năm 2013. Song song với việc đẩy nhanh phát triển số lượng thì chất lượng đàn bò của huyện cũng được cải tạo đồng bộ.
Trước kia, phần lớn người chăn nuôi chỉ sử dụng các giống bò chất lượng thấp của địa phương hoặc nhập từ thị trường Campuchia thì những năm trở lại đây, nhiều giống bò lai mới, chất lượng cao như bò lai sind được bà con chăn nuôi phổ biến, chiếm gần 60% so với tổng đàn.
Một trong những yếu tố để ngành chăn nuôi bò của huyện Tân Hồng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua là có sự góp phần thúc đẩy kích cầu thị trường của một số lò giết mổ gia súc. Nếu như trước đây các lò giết mổ bò trên địa bàn huyện chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ hẹp thì hiện nay, quy mô, công suất của các điểm giết mổ bò tập trung nâng lên rõ rệt.
Hiện tại, trên địa bàn huyện có 3 điểm giết mổ bò và bê tập trung, công suất trung bình khoảng 80 - 100 con/ngày. Vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, Tết, công suất của các lò giết mổ tăng gấp đôi so với ngày thường.
Nhờ đảm bảo công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thú y nên các sản phẩm thịt bò, bê của huyện Tân Hồng được thị trường TP. HCM, Bình Dương rất ưa chuộng. Ngoài ra, các phụ phẩm bò như: lòng, đầu, chân được chuyển đi tiêu thụ ở các huyện, thị lân cận và thị trường Campuchia.
Song song với việc có được thị trường tiêu thụ thịt bò, bê ổn định ở các thành phố lớn, các cơ sở giết mổ này còn là đầu mối thu mua bò thương phẩm cho bà con ở địa phương, góp phần ổn định giá cả để người dân yên tâm phát triển chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Phước ngụ ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng chia sẻ: “Những năm gần đây, nhờ các lò giết mổ hoạt động mạnh nên giá cả bò thịt gần đây rất ổn định. Hiện tại, tôi đã chuyển hẳn 1ha đất trồng lúa để trồng cỏ nuôi bò. Với giá lúa lên xuống bấp bênh như hiện nay thì nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa”.
Ông Nguyễn Văn Tài - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng cho biết: “Trong kế hoạch dài hạn sắp tới, huyện sẽ chọn con bò là ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Theo kế hoạch của đề án, đến năm 2020 huyện phấn đấu đưa tổng đàn bò toàn huyện đạt từ 18 - 20 ngàn con bò; tập trung xây dựng kế hoạch về phát triển chăn nuôi và giết mổ cho địa phương theo hướng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như ổn định đầu ra cho người chăn nuôi”.
Related news

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.