Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Trong khi cây mía đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn vì giá đường xuống thấp, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, hàng tồn kho nhiều, thì hiện nay xuất hiện sâu đục thân phá hại hàng trăm ha mía gây thiệt hại cho nông dân.
Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.
Trong thân mía, sâu đục thành hang, ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió mạnh, khi gãy trên thân mọc nhánh, hoặc chết khô đọt làm cây mía bị giảm năng suất khi thu hoạch. Qua khảo sát thực địa tại các vùng mía trên địa bàn huyện cho thấy: sâu đục thân chủ yếu là các loại:sâu đục thân mình hồng, mình tím, sâu đục thân 4 vạch. Các giống mía bị nhiễm chủ yếu là LK92-11; K95-156, K2000-89.
Theo khuyến cáo cách phòng trừ sâu đục thân trên cây mía của ngành bảo vệ thực vật thì: khi thu hoạch mía bị nhiễm bệnh phải chặt sát gốc, sau đó phun thuốc trừ sâu trên mặt đất; không sử dụng mía bị nhiễm sâu làm giống; kiểm tra chặt bỏ cây, phần thân cây có sâu mang ra ngoài tiêu hủy; bóc lá mía nhằm hạn chế nơi ở của sâu; dùng máy áp lực cao phun thuốc hóa học vào bộ phận cây mía bị sâu, hạn chế tối đa việc để người đeo bình phun thuốc vào mía vì mía lớn nên không an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu tái nhiễm.
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Tan_Chau_co_gan_1000_ha_mia_bi_sau_duc_than-7344.aspx
Related news

Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/ 1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.