Tạm ngừng nhập lúa mì từ Ucraina vì mọt thóc
Ông Phát yêu cầu Cục bảo vệ thực vật (BVTV) giám sát chặt chẽ các lô lúa mì nhập từ Ucraina trong thời gian trên, thông báo chính thức cho cơ quan thẩm quyền nước này để khắc phục triển để.
Theo Cục BVTV, từ ngày 3/9/2015 đến ngày 22/10/2015, cơ quan chức năng đã phát hiện 109 container lúa mì, tổng khối lượng là hơn 2.700 tấn nhập khẩu từ Ucraina vào Việt Nam (qua cảng Hải Phòng) niễm mọt thóc (tên khoa học là Sitophilus granarius Linnaeus) còn sống.
Đây là loài mọt nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ nước ta. Loài mọt thóc này gây hại trên nhiều loại nông sản như như: lúa mì, kiều mạch, đại mạch, ngô, lúa, kê, cao lương, lúa mạch đen, lạc, các loại đậu…
Cục BVTV cho biết, kể cả trưởng thành và sâu non, loài mọt này đều tấn công gây hại nông sản. Do vậy, để loài mọt xâm nhập vào nước ta, có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, cũng như thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Cục BVTV đã gửi thông báo không tuân thủ cho cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia Ucraina theo thông lệ quốc tế và quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Related news
Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.
Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.
Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…
Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.