Tạm Chi Hơn 10,1 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Nuôi Nghêu Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa duyệt tạm chi cho UBND huyện Gò Công Đông số tiền hơn 10,1 tỷ đồng để chi hỗ trợ giống thủy sản cho các hộ nuôi nghêu khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai từ nguồn ngân sách Trung ương tạm ứng cho ngân sách tỉnh và nguồn tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh năm 2013.
Theo đó, năm 2013 toàn tỉnh có 128 hộ nuôi nghêu với diện tích 635,4 ha bị thiệt hại 30-70% được đề nghị hỗ trợ con giống tái sản xuất theo Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Với mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/ha, tổng kinh phí được duyệt hỗ trợ con giống tái sản xuất cho người nuôi nghêu bị thiệt hại trong năm 2013 là hơn 12,7 tỷ đồng. Trước mắt, Bộ Tài chính chi tạm ứng cho Tiền Giang 6,2 tỷ đồng để hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại.
Trên cơ sở này, UBND tỉnh quyết định tạm chi 10,1 tỷ đồng để hỗ trợ con giống khôi phục sản xuất cho người nuôi nghêu bị thiệt hại; trong đó, ngân sách Trung ương cho tạm ứng ngân sách tỉnh 6,2 tỷ đồng, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh hơn 3,9 tỷ đồng và tạm ứng từ quỹ dự phòng ngân sách huyện Gò Công Đông là hơn 2,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn chỉnh thủ tục sẽ tiếp tục chi hỗ trợ tiếp hơn 2,5 tỷ đồng còn lại cho người nuôi nghêu.
Theo báo cáo ngành Nông nghiệp, từ đầu năm 2013 đến nay tình hình nuôi nghêu gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Cụ thể, vào đầu tháng 2/2013, nghêu nuôi khu vực xã Tân Thành có hiện tượng chết rải rác và diễn biến ngày càng phức tạp, đến tháng 4/2013 thì ngưng chết.
Qua thống kê, toàn xã có khoảng 1.600 ha nghêu nuôi bị thiệt hại (bao gồm có hợp đồng thuê đất và không có hợp đồng thuê đất mặt nước biển nuôi nghêu), tỉ lệ thiệt hại bình quân là 60%, sản lượng thiệt hại khoảng 14.000 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 259 tỉ đồng. Bên cạnh đó, giá nghêu lại giảm mạnh và khó tiêu thụ, hiện giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg nên người nuôi nghêu gặp nhiều khó khăn hơn.
Tại cuộc họp với người nuôi nghêu gần đây, ông Lê Nhật Trường, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông cho biết, chỉ có những hộ có hợp đồng thuê đất ven biển nuôi nghêu còn hiệu lực và có nghêu chết trong thời gian công bố thiên tai trên nghêu của UBND tỉnh mới được xem xét hỗ trợ. Đó là lý do tại sao diện tích nuôi nghêu được hỗ trợ con giống tái sản xuất chỉ chiếm hơn 42% tổng diện tích nghêu chết do thiên tai năm 2013.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.711 ha nghêu thả nuôi, chiếm 40% tổng diện tích nuôi nghêu của tỉnh. Lượng nghêu còn lại trên các sân nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Những tháng trước, người dân đã tiến hành thả giống bổ sung trên diện tích nghêu bị thiệt hại.
Related news

Bên cạnh những loại cây cho trái chính vụ mùa Tết, nhiều loại cây để cho thu hoạch đúng thời điểm chuẩn bị mừng năm mới, nhà vườn phải chăm sóc, xử lý từ nhiều tháng trước đó.

Bên dòng Phước Giang trù phú, nhiều nông dân ở các xã Hành Nhân, Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) hiện đang hối hả vào mùa thu hoạch chôm chôm. Bà con phấn khởi vì chôm chôm được mùa, giá bán cũng khá ổn định.

Hiện nay, các nhà vườn trồng thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lứa trái cuối cùng của vụ chính; so với cùng kỳ năm trước thì nông dân trồng loại cây này vừa mất giá vừa mất mùa.

Với điều kiện thuận lợi có nước ngọt quanh năm, trong những năm qua, nhân dân các xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung A, Tân Bình, Tân Thanh Tây và Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) phát triển khá mạnh nghề trồng và sản xuất cây giống.

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.