Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống

Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhuận, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, đề tài có các nội dung: Thiết kế chế tạo và lựa chọn vị trí thả rạn nhân tạo; tổ chức thả rạn xuống biển và giám sát, đánh giá hiệu quả của rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tôm hùm giống.
Qua theo dõi, bước đầu tại các khu vực thả rạn nhân tạo đạt kết quả khả quan, các loài san hô và giống thủy hải sản quần tụ đông, trong đó có nhiều tôm hùm giống. Được biết, thời gian qua do nhu cầu nuôi tôm hùm tăng mạnh tại Khánh Hòa khiến lượng lớn tôm hùm giống bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt. Việc tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững.
Related news

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.