Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp - Hướng Đi Cần Thiết

Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp - Hướng Đi Cần Thiết
Publish date: Thursday. November 6th, 2014

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đây lại là khu vực được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tuy là vùng đồng bằng, nhưng ĐBSCL lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Đây cũng là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, thủy sản của quốc gia.

Tăng trưởng chưa bền vững

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới. Trong đó, vùng ĐBSCL đủ điều kiện trở thành trung tâm chế biến thực phẩm lớn nhất nước tham gia trong chuỗi giá trị nông sản của toàn cầu. Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Dương Quốc Xuân nhận định: ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

Thế nhưng, khu vực này có địa bàn nông thôn rộng lớn và cũng là khu vực được dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong khi đó, xu thế hội nhập, yêu cầu phát triển kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức đối với các tỉnh trong vùng.

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, hiện nay nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Chẳng hạn như khối lượng nông sản hàng hóa nhỏ và chất lượng thấp nên chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hiện đại; nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.

Chưa kể là tình hình thiên tai, dịch bệnh, được mùa mất giá, an toàn vệ sinh thực phẩm là những trở ngại không nhỏ đối với ngành nông nghiệp. Trong khi đó, hiệu lực từ các văn kiện ký kết giữa nước ta và quốc tế như AFTA, WTO,… cùng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã cho thấy lĩnh vực nông nghiệp sẽ chịu nhiều tổn thương nhất trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá: Sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng.

Chi phí sản xuất nhiều loại nông sản ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên trường quốc tế. Vì vậy, chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề cần được cả hệ thống chính trị phải quan tâm để tiếp tục phát triển có năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.

Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất

TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho rằng: Thị trường cho sản phẩm nông nghiệp là công việc lớn không chỉ của các nhà kinh doanh, mà phải từ người sản xuất, bất kể đó là nhà máy chế biến, doanh nghiệp hay nông hộ. Tất cả phải tham gia vào thị trường, tìm mọi cách mở rộng thị trường, làm tăng sức cầu.

Nhà nước tạo ra thể chế chính sách phát triển thị trường chứ không phải là người tiêu thụ hàng hóa, cũng không phải là nhà cứu trợ thường xuyên khi có trục trặc giữa cung cầu. Nhưng nhà nước phải làm tốt công việc của mình bảo đảm vận hành của thể chế thị trường, cung cấp thông tin, dự báo và công tác quy hoạch.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, tái cơ cấu thực ra là tái cấu trúc lĩnh vực nông nghiệp. Mà trước hết, cần xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm để định hướng người dân canh tác theo chuỗi giá trị, có đầu tư hàm lượng chất xám cao trên cơ sở quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, khu vực canh tác khác nhau.

Theo đó, cần tập trung sản xuất ra những sản phẩm nông sản phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, cũng như quan tâm khâu cơ giới hóa, tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, sản xuất phải gắn với công tác đầu tư xây dựng nhà kho bảo quản, nhà máy chế biến sản phẩm đảm bảo trước khi cung cấp cho thị trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới chính là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân được nhanh và bền vững hơn. Tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ là thay đổi cây trồng vật nuôi, mà phải điều chỉnh những hợp phần có tính chất cơ cấu, lâu dài, cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Đặc biệt là phải thay đổi từ cách nghĩ, cách làm, nỗ lực tăng sản lượng, nâng cao giá trị gia tăng một cách bền vững cho nhà nông. Muốn vậy, phải chú trọng và phát triển thị trường, hỗ trợ nông dân nhanh chóng thích ứng với biến đổi và nhu cầu thị trường. Cùng với đó là quan tâm chuyển giao và hỗ trợ nông dân khoa học công nghệ, kể cả nông nghiệp công nghệ cao.


Related news

Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.

Monday. September 15th, 2014
Đắk Song Chú Trọng Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cho Cây Trồng Đắk Song Chú Trọng Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cho Cây Trồng

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

Monday. September 15th, 2014
Sản Xuất Vụ Thu Đông Tiến Độ Gieo Trồng Chậm So Với Lịch Thời Vụ Sản Xuất Vụ Thu Đông Tiến Độ Gieo Trồng Chậm So Với Lịch Thời Vụ

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.

Monday. September 15th, 2014
Cuối Năm Nay Quả Nhãn Việt Nam Sẽ Có Mặt Tại Thị Trường Mỹ Cuối Năm Nay Quả Nhãn Việt Nam Sẽ Có Mặt Tại Thị Trường Mỹ

Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.

Monday. September 15th, 2014
Tiêm Vắc-Xin Trên 46 Ngàn Gia Cầm Tiêm Vắc-Xin Trên 46 Ngàn Gia Cầm

Trạm Thú y thành phố còn cấp phát thuốc Benkocid cho lực lượng thú y cơ sở tiến hành phun thuốc tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, khu vực giết mổ... Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.

Monday. September 15th, 2014