Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái cơ cấu chăn nuôi miền núi phía Bắc lợi thế & thách thức

Tái cơ cấu chăn nuôi miền núi phía Bắc lợi thế & thách thức
Publish date: Saturday. May 2nd, 2015

Tái cơ cấu chăn nuôi miền núi phía Bắc: Lợi thế thách thứcNuôi trâu thịt, lợi thế ở miền núi phía Bắc

Theo đó, ngành chăn nuôi sẽ tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Cùng với 4 vấn đề cốt lõi để tái cơ cấu gồm loại vật nuôi, vùng chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, chuỗi giá trị - ngành hàng thì nhiều tỉnh trong cả nước đã xây dựng đề án tái cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn.

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, phát triển chăn nuôi đang đứng trước những lợi thế cần nắm bắt và thách thức phải tìm lời giải khả thi.

Những lợi thế

- Về không gian: Đa số các tỉnh có diện tích đất đai rộng, nhiều đồi rừng, mật độ dân cư còn thấp, nhiều cây rừng, có lợi thế về nuôi đại gia súc. Đề án tái cơ cấu chăn nuôi đã được phê duyệt với định hướng chuyển dịch chăn nuôi đến các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Do vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ cần thiết ban đầu về SX con giống, thức ăn và công nghệ chăn nuôi. Đây là bước đệm và "cú hích" để khai thông chăn nuôi cho vùng này.

Như vậy, các tỉnh cần phải xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với định hướng tái cơ cấu để tận dụng cơ hội đầu tư và chính sách hỗ trợ.

- Về nuôi trâu thịt và các vật nuôi đặc sản: Vùng miền núi phía Bắc là khu vực có sản lượng thịt trâu cao nhất, chiếm tới 40,6% so với cả nước. Các giống trâu thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi và thổ nhưỡng nên phát triển tốt.

Thị trường trâu thịt nước ta hiện tại cũng như tương lai là rất tiềm năng. Đây là cơ hội phát triển loại vật nuôi này.

Ngoài ra, trong vùng cũng có nhiều giống vật nuôi bản địa có nguồn gen quý hiếm như lợn Bản, lợn Mông, lợn Hung, gà H’Mông, gà Ri, gà Tủa Chùa... Các giống bản địa này khi được nuôi với phương thức chăn nuôi hữu cơ thì chất lượng thịt thơm ngon, thị trường tiêu thụ rộng mở và có tiềm năng.

Sử dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên sẵn có, các hộ chăn nuôi cần đi theo hướng SX sản phẩm hữu cơ, sinh thái và kết hợp với du lịch.

- Không chịu nhiều áp lực về môi trường và dịch bệnh: Với địa hình rộng và bị chia cắt bởi các dãy núi hiểm trở, mật độ chăn nuôi thấp, vùng miền núi phía Bắc không bị áp lực bởi vấn đề ô nhiễm môi trường như vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.

Ngoài ra, do địa thế khá biệt lập và giao thương còn thấp nên dịch bệnh ít xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể khống chế và kiểm soát trong thời gian ngắn.

Những thách thức

- Về thị trường: Cân đối cung cầu là thách thức hàng đầu cho việc SX chăn nuôi của các tỉnh miền núi phía Bắc. Do dân cư thưa thớt và mức sống còn thấp nên cầu thực phẩm tại nội vùng là khá thấp, trừ trung tâm tỉnh lỵ và một số điểm du lịch.

Ngoài ra, điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông chưa thuận tiện là những yếu tố quan trọng đẩy giá thành sản phẩm lên cao khi đưa thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh mới sơ khai và thiếu kết nối, thiếu ổn định, chưa có tính cạnh tranh và chuyên nghiệp.

- Về tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin: Trong sân chơi kinh tế thì công nghệ luôn là một công cụ để cạnh tranh vì nó tạo ra sự tối ưu về năng suất, chất lượng, giá thành và tính đặc biệt của sản phẩm.

Vùng miền núi phía Bắc là nơi thiếu hụt nghiêm trọng các cơ sở nghiên cứu về chăn nuôi, các cơ sở cung ứng con giống và nhà máy SX thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Đây cũng là vùng có mặt bằng dân trí khá thấp, như hiệu quả của hoạt động khuyến nông chưa cao, thông tin thị trường còn chưa kịp thời. Do vậy, việc tiếp cận và nắm bắt các công nghệ chăn nuôi hiện đại là thách thức không nhỏ cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi.

- Về vốn đầu tư: Khu vực miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông không thuận tiện, sức mua thấp, giá thành SX nông nghiệp cao hơn các vùng khác, do đó sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực SX con giống, trang trại, thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, khi đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn thì tích lũy để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng hạn chế.

- Trong đổi mới tư duy về kinh tế và hội nhập: Nhiều tỉnh còn nặng tư duy “có khả năng gì thì SX ra sản phẩm đó” chứ không phải là “SX ra sản phẩm thị trường cần”.

Cốt lõi của vấn đề tái cơ cấu theo chuỗi giá trị - ngành hàng là các địa phương phải tổ chức lại SX theo chuỗi giá trị, tăng mạnh tính liên kết giữa các tác nhân tham gia của chuỗi sản phẩm, đưa chất lượng lên hàng đầu. Ngoài ra, cần kết nối với các tỉnh khác trong việc cung cấp con giống, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.


Related news

Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.

Monday. July 28th, 2014
Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Monday. July 28th, 2014
Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Nông Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Nông Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Wednesday. August 6th, 2014
Lâm Đồng Xác Định Nguyên Nhân Khiến Cà Phê Rụng Trái Lâm Đồng Xác Định Nguyên Nhân Khiến Cà Phê Rụng Trái

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

Monday. July 28th, 2014
Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Wednesday. August 6th, 2014