Quảng Ngãi được hỗ trợ gần 15 tỷ đồng để giữ đất lúa
Cụ thể, 9 tỉnh được bổ sung kinh phí gồm: Quảng Ngãi 14,905 tỷ đồng, Bắc Ninh 13,750 tỷ đồng, Thanh Hóa 64,792 tỷ đồng, Đà Nẵng 1,093 tỷ đồng, Tây Ninh 25,486 tỷ đồng, Vĩnh Long 35,600 tỷ đồng, Hậu Giang 41,194 tỷ đồng, Đồng Tháp 113,067 tỷ đồng và Kiên Giang 160,993 tỷ đồng.
Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diện tích đất canh tác đang giảm đi nhanh chóng... Để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015 về quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Đối với diện tích đất khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hoang...
Ngoài ra, một phần nguồn kinh phí trên cũng dành để kiên cố hóa kênh mương nội đồng, sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng.
Related news
Sản xuất vụ hè thu 2015 trong điều kiện nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả gieo trồng. Sau khi kết thúc thời vụ, các địa phương đã tập trung chăm sóc cây trồng.
Khu vực các thôn Thiện Trung, Thiện Hòa (Thiện Nghiệp – TP. Phan Thiết) là những nơi tập trung trồng dừa xiêm thành phẩm nhiều nhất, nhờ vào lượng nước ngầm ổn định. Vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc chuyên canh cây dừa, nhiều nông dân đã xen canh trồng ổi Đài Loan tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2016, khi 12 nước tham gia đàm phán TPP ký kết hiệp định, các mặt hàng thịt nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam với giá rẻ thì cảnh các hộ chăn nuôi bị xóa sổ như nhận định của nhiều người là có cơ sở.
Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, do giá cà phê đang ở mức thấp, nông dân đã trữ hàng chờ giá khiến xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều khó khăn.
Đến ngày 10/7, cơ bản, lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Người dân ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn hân hoan vì được mùa, giá cao nhất trong hơn 60 năm qua. Kỳ vọng vụ tới, vải thiều sẽ có được chỗ đứng vững chắc cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.