Sự nhập cuộc của một ông lớn những lời tâm huyết
Hạn chế nhập bò thương mại
Trước khi làm dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở Yên Phú người ta chủ yếu trồng mía, doanh thu mỗi năm chỉ dăm ba tỉ nhưng năm 2014 nhờ nhập bò Úc về vỗ béo doanh thu 248 tỉ, gấp 83 lần so với năm 2013. 6 tháng đầu năm 2015 doanh thu 300 tỉ, cả năm 2015 ước đạt 500 tỉ, gấp đến 167 lần năm 2013.
Xưa, khái niệm nộp ngân sách là một điều xa xỉ ở đây thì năm 2014 công ty Yên Phú (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, Ninh Bình) đã nộp 15,2 tỉ, 8 tháng đầu năm 2015 nộp 25,9 tỉ, dự kiến khi ổn định dự án sẽ nộp ngân sách 40 tỉ.
Ngoài nộp ngân sách dự án nuôi bò thịt chất lượng cao còn giải quyết việc làm cho 220 lao động trong công ty với thu nhập bình quân đạt 4,2 triệu đồng/tháng, cho 767 lao động nhận khoán đất với giá trị mỗi ha đất trồng ngô đến thời kỳ thâm râu rồi đem bán đạt 100 triệu/ha.
Ngô trồng trong đất công ty không đủ, ngô trồng quanh mấy xã lân cận cũng vẫn thiếu nên hiện tại công ty Yên Phú phải mua ngô đã thái ủ từ Thanh Hóa ra, từ Sơn La về với giá 1.600 đồng/kg.
Ông Lương Quang Tuần - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Giống bò thịt, sữa Yên Phú năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn học tiếng Anh hàng ngày chỉ để giao tiếp với Tây cho tự tin.
Ông Lương Quang Tuần
Mở đầu buổi nói chuyện với tôi, không rào đón, ông bảo: Chú cứ hỏi thẳng, tôi sẽ nói thẳng cho mà nghe. Lý do tại sao mà con bò nội không cạnh tranh nổi với bò Úc bởi bò ngoại có tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt săn chắc vì ăn cỏ tự nhiên, chọn lọc tự nhiên nên chất lượng rất tốt kiểu như thịt cắp nách ở ta.
Còn bò nội bản chất giống đã không tốt, chăn nuôi lại tận dụng làm sao có thịt chất lượng? Úc có đồng cỏ tự nhiên, có giống bò tốt ta có gì mà cạnh tranh?
Lợi thế của Việt Nam thứ nhất chính là nguồn thức ăn chế biến, thứ hai là nhu cầu thịt bò chất lượng cao đang ngày một tăng lên. Bò của ta hãy nuôi đảm bảo chất lượng mới hi vọng cạnh tranh được với bò ngoại.
Đã cạnh tranh là phải lành mạnh chứ không thể đóng cửa lại. Phải mở cửa không những cho bò Úc vào mà bò Brazil, New Zealand, Mỹ… vào thì mới có lợi cho người tiêu dùng.
Cứ như lời ông Tuần thì các doanh nghiệp nhập bò Úc hiện nay hầu hết chỉ kinh doanh thương mại đơn thuần chứ không đơn vị nào làm giống.
Lý do? Không có đất, không có đồng cỏ, hoặc dù có nữa nhưng mục tiêu ngắn hạn nên lãi thì làm, không lãi là thôi chứ không có dự án nào bài bản cả: Chộp giật hết, họ có nuôi gì đâu? Chuồng đâu mà nuôi? Thức ăn đâu mà nuôi? Nói phét hết!
Tôi đã từng gợi ý cho các cơ quan pháp luật rằng hãy hỏi các doanh nghiệp nhập bao nhiêu con bò Úc rồi hỏi hệ thống chuồng đâu? Thức ăn đâu?
Kiểm tra kỹ sẽ dẹp ngay được những doanh nghiệp nhập kiểu láo nháo. Dạng kinh doanh thương mại đơn thuần đó nên hạn chế rồi tiến tới loại bỏ bằng cách chỉ cho nhập bò giống. Doanh nghiệp nào có đồng cỏ, có chuồng trại, có dự án, có nguồn thức ăn mới được cấp phép làm.
Nhập giống đang lỗ
"Bò thịt bên Úc giá rất rẻ. Tôi đến nghỉ ở một gia đình, có cho các cháu 600 USD (khoảng 13 triệu đồng), chúng bảo: “Thế là ông đã cho cháu một con bò!”. Nhưng con bò ấy để về được Việt Nam giá phải gấp ba lần bởi chịu phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Lãi một con bò sau khi nuôi mấy tháng trời chỉ được 3-4 triệu đồng chứ đâu có nhiều? Hiệp hội chăn nuôi bên Úc họ biết hết giá bán bò ở Việt Nam, họ chỉ cho lãi được bao nhiêu đó thôi. Biết ta lỗ thì họ giảm giá, biết ta lãi quá họ lại nâng giá lên" - Ông Lương Quang Tuần.
Ông Tuần tâm sự từng đi Úc, Nhật, Indonesia và nhận thấy cách tốt nhất tạo giống bò là nên cho chọn lọc tự nhiên, tức là để chúng tự phối.
Cách này thoạt tiên mới nghe tưởng là phản khoa học nhưng ở Úc người ta để cho bò hoàn toàn tự nhiên, đàn cái tự nhiên, đàn đực tự nhiên, chúng tự phát hiện động dục, tự sinh sản nên nhịp đẻ rất cao, chất lượng giống rất tốt.
Nhìn lại Việt Nam, giống bò thịt trước đây Nhà nước đã đầu tư một trại ở miền Trung, một trại ở Yên Phú nhưng nay đã cắt tài trợ hết vì càng duy trì càng lỗ.
Trắng đơn vị đầu tàu về giống bò thịt đã đành còn chuyện lai cải tạo đàn “bò cóc” như hiện nay cũng không ổn mà phải là nhập giống thuần. Bởi thế mà mới đây Yên Phú đã tái khởi động chương trình giống bò thịt chất lượng cao với một dự án của riêng mình.
Ông Tuần giải thích: Nông nghiệp Việt Nam mạnh lúa, mạnh cà phê, mạnh cao su, mạnh cá ba sa… chứ làm sao mà nói mạnh bò thịt được?
Lý do thứ nhất theo tôi phải là yếu tố giống. Đàn cái nhỏ bé, đàn đực không đảm bảo. Thêm vào đó đồng cỏ và nguồn thức ăn lại khó khăn.
Nhà nước phải nghiên cứu, đề ra phương thức chăn nuôi bò thịt mới trong đó vấn đề giống và sản xuất, chế biến thức ăn phải được coi trọng. Đàn lợn của chúng ta phát triển được như hiện nay nhờ vào giống, nhờ vào thức ăn thì đàn bò cũng thế.
Để khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi bò thịt ông Tuần hiến kế miễn thuế cho doanh nghiệp nhập giống còn đánh thuế doanh nghiệp nhập thương mại đơn thuần.
Làm như thế dân vừa có việc làm vừa tận dụng được các phụ phẩm sẵn có chỉ khác là con giống ngoại, là cách thức tổ chức sản xuất thức ăn thô xanh: Nguồn phụ phẩm thô xanh của ta rất lớn nhưng phụ phẩm là rơm rạ thì không ổn vì dư lượng thuốc sâu vô cùng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thịt, vì chất dinh dưỡng trong đó thấp.
Trại bò Úc sinh sản
Để tiêu thụ khối lượng bò Úc khổng lồ ở công ty, hiện Yên Phú đang liên kết với 19 lò mổ tại Hà Nội áp dụng phương pháp giết mổ nhân đạo. Hệ thống này đều có camera giám sát, ở Yên Phú theo dõi nhất cử nhất động bò được giết mổ ra sao đã đành mà ngồi bên Úc bấm nút cũng giám sát được đủ chuyện súc quyền tại Việt Nam.
Phải tận dụng ngọn lá mía, bã dứa, bã bia, rỉ mật, thân ngô non cắt cả bắp, cỏ non… Không thể để phụ phẩm cứ đơn giản là phụ phẩm được mà phải chế biến để nâng cao năng lượng, hàm lượng đơn vị thức ăn trong đó tính bằng vật chất khô.
Không thể nuôi bò quảng canh được mà phải thâm canh như Yên Phú đang nuôi thí điểm bò thịt tăng trưởng đạt tối thiểu 36 kg/tháng, có con đạt đến 40-42 kg/tháng.
Trở lại cái ý của ông Tuần khi trước là Nhà nước chỉ nên cho nhập bò giống chứ không cho nhập thương phẩm, tôi chất vấn: Nếu không cho nhập bò thương phẩm làm sao với 1.300 bò cái của dự án mà đảm bảo được quy mô mỗi năm tới 27.000 con bò thịt?
Ông Tuần cười: Nuôi bò thịt sinh sản thì lỗ to. Tại sao bò sữa sinh sản có lãi là bởi chúng cho sản phẩm kép, vừa có sữa bán vừa có bê bán. Còn nuôi bò thịt sinh sản có bao nhiêu sữa là bê bú bằng hết, mẹ gầy đi thì con mới tăng trọng lên.
Theo tính toán mỗi ngày nuôi bò mẹ mất 60.000 đồng cộng thêm bê ăn nữa là 30.000 đồng nhân với 6 tháng là bao nhiêu tiền? Rồi là khấu hao chuồng trại, khấu hao cả con mẹ nữa. Một đời bò mẹ chỉ đẻ được có 6 bò con. Lỗ chỏng gọng nên không ai làm.
Ở Úc bò mẹ đẻ rồi nuôi con kiểu tự nhiên nên không tốn kém. Về hướng nuôi bò sinh sản chúng tôi đang tính sẽ nhập con cái có chửa sẵn với tinh phân giới toàn là cái để chúng sinh ra đàn cái nền. Nếu tỷ lệ đạt 80 - 90% là thắng lợi rồi.
Vì nhiệm vụ chính trị chúng tôi phải làm bò giống nên chỉ tính toán nuôi 1.300 con mẹ còn lại là nhập nhưng sẽ nhập bò ít tháng tuổi với trọng lượng chỉ 1,5 - 2 tạ về nuôi chứ không phải là bò to như hiện nay.
Related news
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.
Nuôi tôm ở Đông Nam Á vẫn đang bị tàn phá bởi một số dịch bệnh. Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, trong khi các dịch bệnh vi bào tử đang gây ra các vấn đề về tăng trưởng.
Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm 2014, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu.