Sử dụng thuốc tránh thai trong nuôi lươn ngăn chặn nhưng không nên quá hoang mang
Người nuôi lươn sử dụng thuốc tránh thai với mục đích gì?
Lươn là một loài động vật đặc biệt, có sự biến đổi giới tính trong vòng đời, lúc nhỏ là con cái, khi lớn lên chuyển thành lươn đực (thường là sau khi sinh sản).
Nuôi lươn đực thường có năng suất cao hơn lươn cái vì chúng không phải chia sẻ năng lượng cho việc thành thục và không bị gián đoạn tăng trưởng do sinh sản.
Hiện nay, thuốc tránh thai hàng ngày trên thị trường chủ yếu gồm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là sự kết hợp của 2 loại hormone: Progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp); nhóm thứ 2 chỉ chứa progestin.
Chúng đều là các hormon thuộc họ steroid.
Rất có thể thuốc tránh thai được sử dụng trong nuôi lươn ở Nghệ An cũng thuộc một trong hai nhóm này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số hormon có tác dụng tăng cường đồng hóa, tích lũy protein và lipid trên động vật.
Đây chính là cơ sở khoa học để sản xuất các hormon tăng trọng dùng trong ngành chăn nuôi nói chung.
Có lẽ vì thuốc tránh thai có giá rẻ và khá an toàn, cho nên một số người nuôi đã bất chấp các quy định về đảm bảo an toàn VSTP trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng chúng nhằm kích thích tăng trưởng, đồng thời gây rối loạn sự biệt hóa giới tính hoặc ngăn chặn lươn sinh sản để tăng năng suất trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên tác động này cũng cần phải nghiên cứu, xác minh.
Không nên quá hoang mang
Nhiều người băn khoăn không biết liệu lỡ ăn phải loại lươn được nuôi theo "quy trình" có sử dụng thuốc tránh thai có bị tác động tiêu cực tới khả năng sinh con và để lại hậu quả gì lâu dài hay không.
Trước hết phải khẳng định, đây là biện pháp sai trái, không được cho phép áp dụng trong nghề nuôi lươn hiện nay.
Do đó phải kiên quyết ngăn chặn.
Không để dư luận ảnh hưởng xấu đến các mô hình nuôi lươn chân chính và nghề nuôi lươn nói chung, cũng như "thương hiệu" lươn xứ Nghệ.
Các cơ quan chức năng cần xác định rõ bản chất của thuốc tránh thai đó là gì? sử dụng ra sao? hàm lượng tồn dư trong lươn thành phẩm như thế nào?… Từ đó, các nhà chuyên môn mới có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng việc sử dụng các hormon tăng trưởng không phải là điều mới lạ trong ngành chăn nuôi.
Hơn nữa, các sản phẩm tươi từ động vật trưởng thành hầu như ít nhiều đều có chứa các hormone tự nhiên dạng này, bởi đây là một hoạt chất nội tiết rất quan trọng của động vật.
Điều có thể yên tâm là khi được chế biến với nhiệt độ trên 70oC thì các hormon đó thường sẽ bị ôxy hóa, phân cắt, biến tính...
dẫn đến bất hoạt, mất đi hoạt tính sinh học.
Mặc dù các Steroids khá bền với nhiệt.
ác loại thuốc tránh thai vốn thường không bền với nhiệt độ, độ ẩm...
do đó luôn được khuyến cáo phải bảo quản trong điều kiện khô ráo, nhiệt độ phòng (15 - 300c) Các nhà sản xuất thường tạo ra các sản phẩm dạng hợp chất dễ bị phân hủy để hạn chế rủi ro.
Mặt khác, không giống việc uống thuốc trực tiếp hoặc sử dụng các sản phẩm tươi sống như sushi, sữa...
khi thưởng thức các món lươn đã nấu chín, những lo ngại do thuốc tránh thai là hormon gây ra hầu như đã được loại trừ.
Do đó mọi người không nên quá hoang mang.
Related news
Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.
Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.
Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.
Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.