Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả
Sau một năm thực hiện, Lâm Đồng đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn tại 3 huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm để giúp người chăn nuôi heo trong tỉnh học hỏi và áp dụng vào chăn nuôi heo an toàn sinh học.
Qua đó, nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Công nghệ đệm lót sinh thái, tức kỹ thuật làm đệm lót chuồng, trại trong trong chăn nuôi heo, gà, bằng việc sử dụng mùn cưa và các loại men.
Nhiều bà con nông dân đã biết tận dụng phế phẩm mùn cưa từ sản xuất nấm để tái chế, nên tiết kiệm chi phí, tiết kiệm được một lượng lớn nước và công lao động vì không phải rửa chuồng và tắm heo.
Đồng thời còn hạn chế được một lượng lớn nước thải chăn nuôi ra môi trường và làm giảm mùi hôi của chuồng trại, việc này có lợi rất lớn cho môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và lây lan mầm bệnh, nhất là những cơ sở chăn nuôi nằm trong khu đông dân cư.
Đa số các nông hộ đánh giá cao về kết quả đạt được của mô hình, cụ thể về việc giảm tỷ lệ bệnh tật trên đàn heo, giảm chi phí công chăm sóc, giảm ô nhiễm mỗi trường....
Theo tính toán, mỗi con heo từ khi nuôi đến khi xuất bán nông hộ lãi từ 150-200 ngàn đồng/con so với nuôi heo như trước đây.
Ngoài ra, việc sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi không hạn chế trong việc áp dụng vào chăn nuôi nhỏ lẻ mà còn có thể áp dụng được cả vào chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp.
Ông Trần Sơn Tây, ngụ tại xóm 1, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, cho biết, năm 2012, sau khi xem tivi nói về chương trình chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh thái, thấy hay nên đã liên hệ với cán bộ khuyến nông của tỉnh để được áp dụng vào chăn nuôi của gia đình.
Lúc đầu gia đình ông Tây chỉ áp dụng 60 m2 đệm lót sinh học cho 20 con heo thịt.
Thấy hiệu quả về kinh tế, không còn mùi hôi nên ông đã quyết định đầu tư mở rộng diện tích, chuồng trại lên 300 m2 sử dụng đệm lót sinh thái (với diện tích này có thể nuôi 250 con heo thịt).
Trong khi đó, gia đình anh Phan Văn Quang, ngụ tại tổ 17, xã liên Hiệp, Đức Trọng, áp dụng đệm lót sinh thái vào chăn nuôi gà thịt với diện tích 200 m2.
Nhờ vậy khu vực nuôi gà được bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, đặc biệt g iảm hẳn mùi hôi do phân gà thải ra.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn – Giám đốc Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng, khẳng định: Mô hình đã thành công theo yêu cầu đề ra, xử lý tốt chất thải chăn nuôi heo, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm công lao động, giảm ô nhiễm môi trường, từng bước giúp người chăn nuôi mở rộng quy mô.
Đàn heo nuôi trên nền đệm lót đã giảm tỷ lệ mắc bệnh so với cách nuôi trước đây.
Mô hình đã được nhiều người học hỏi và nhân rộng trên địa bàn, đồng thời có tác động mạnh đến địa phương về vấn đề chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học./
Related news
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Úc, đàn lợn được nuôi bằng chế độ ăn ngũ cốc biến đổi gien cho thấy tỉ lệ viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với lợn được nuôi bằng thức ăn truyền thống.
Sữa dê đã được biến đổi gien tạo ra một loại protein kháng khuẩn với số lượng lớn hơn đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở lợn con, điều này thể hiện các sản phẩm thực phẩm từ động vật biến đổi gien cũng có thể có lợi cho sức khỏe con người. Đây là công trình khoa học của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Davis.
Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) đã phát triển một dòng tế bào mới phát hiện nhanh chóng và chính xác virút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) - virút gây ra một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đàn gia súc và động vật có móng chẻ khác.