Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Dòng tế bào mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ giúp xác định huyết thanh virút gây bệnh lở mồm long móng

Dòng tế bào mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ giúp xác định huyết thanh virút gây bệnh lở mồm long móng
Author: M.T. (Theo ARS)
Publish date: Tuesday. May 3rd, 2016

Dòng tế bào này được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) tại Trung tâm Bệnh động vật ở đảo Plum, Orient Point, NY.

Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên Journal of Clinical Microbiology, hỗ trợ các ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ về tăng cường an ninh lương thực quốc tế.

Bước đột phá quan trọng này là một ví dụ về cách thức các nhà khoa học của ARS hiện đang nghiên cứu để cải thiện năng suất nông nghiệp trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm gia tăng, Edward B.Knipling – quản lý của ARS cho biết.

Dòng tế bào mới này sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực toàn cầu để kiểm soát một căn bệnh có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế.

Các tế bào mới này phát hiện virút LMLM trong các mẫu thực địa được lấy trực tiếp từ những động vật đã bị nhiễm bệnh một cách tự nhiên nhanh hơn so với các dòng tế bào hiện đang được sử dụng để chẩn đoán, Luis Rodriguez - người đứng đầu nghiên cứu tại Đơn vị Nghiên cứu Bệnh động vật (FADRU) cho biết.

Các tế bào mới này là dòng tế bào đầu tiên có khả năng xác định tất cả bảy tuýp huyết thanh của virút LMLM.

Mỹ đã không có một ổ dịch lở mồm long móng nào trong hơn 80 năm.

Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn còn là một mối đe dọa nghiêm trọng và được coi là căn bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất đối với đàn gia súc trên toàn thế giới.

Những đợt bùng phát ở các nước khác đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng triệu vật nuôi để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Để có thể nhanh chóng phát hiện virút sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nhanh chóng phát triển các loại vắcxin phù hợp trong số bảy tuýp huyết thanh và hàng chục phân nhóm, do đó tiết kiệm được thời gian quý báu và tiền bạc.

Rodriguez cho biết: “Dòng tế bào mới này bắt nguồn từ nghiên cứu trước đây mà nhà khoa học Hernando Duque tại FADRU đã phân lập được một thụ thể tế bào, có tên gọi là alpha v beta 6 cho phép virút lở mồm long móng gắn vào và thâm nhập vào các tế bào của động vật và nhân lên.

Nhà sinh học phân tử Michael LaRocco là một thành viên của nhóm nghiên cứu do Barry Baxt - nhà khoa học trước đây từng làm việc tại ARS dẫn đầu, đã tạo ra dòng tế bào mới này.

Cách tiếp cận được sử dụng để khiến cho các dòng tế bào mới bao hàm nhân bản vô tính các gien quy định thụ thể LMLM từ mô của bò (gia súc) và kết hợp thành một dòng tế bào trước đây đã được thiết lập tại đảo Plum, và sau đó so sánh chúng với các tế bào khác đang được sử dụng trong chẩn đoán và nghiên cứu bệnh LMLM.

Peter Krug – nhà sinh học phân tử của FADRU đã đưa ra các kiểm nghiệm để xác nhận các dòng tế bào bằng cách so sánh nó với các loại tế bào khác có sử dụng các mẫu virút từ mô động vật.

Dòng tế bào mới này được chứng minh là nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với tất cả các dòng tế bào chẩn đoán hiện tại trong phát hiện virút ở gia súc nhiễm bệnh LMLM và các mẫu mô của lợn từ nhiều quốc gia.


Related news

Nghiên cứu tác động có lợi của sữa non của bò tới hiệu suất tăng trưởng của lợn con cai sữa Nghiên cứu tác động có lợi của sữa non của bò tới hiệu suất tăng trưởng của lợn con cai sữa

Sự sụt giảm về tăng trưởng của lợn ở giai đoạn cai sữa giảm hiện đang được kiểm tra và giai đoạn tiêu chảy ở heo con cai sữa đã được quan sát ở lợn con có chế độ ăn chứa sữa non của bò đã khử chất béo.

Monday. May 2nd, 2016
Thức ăn chăn nuôi biến đổi gien ảnh hưởng đến sức khỏe đàn lợn Thức ăn chăn nuôi biến đổi gien ảnh hưởng đến sức khỏe đàn lợn

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Úc, đàn lợn được nuôi bằng chế độ ăn ngũ cốc biến đổi gien cho thấy tỉ lệ viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với lợn được nuôi bằng thức ăn truyền thống.

Tuesday. May 3rd, 2016
Sữa dê với thành phần lizozim kháng khuẩn giúp lợn con phục hồi sau khi bị tiêu chảy Sữa dê với thành phần lizozim kháng khuẩn giúp lợn con phục hồi sau khi bị tiêu chảy

Sữa dê đã được biến đổi gien tạo ra một loại protein kháng khuẩn với số lượng lớn hơn đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở lợn con, điều này thể hiện các sản phẩm thực phẩm từ động vật biến đổi gien cũng có thể có lợi cho sức khỏe con người. Đây là công trình khoa học của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Davis.

Tuesday. May 3rd, 2016