Sớm đánh giá khách quan, khoa học giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn thăm mô hình khảo nghiệm giống Việt Hương Chiếm tại thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên)...
Vụ hè thu 2015, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh đã tiến hành khảo nghiệm giống N25 và Việt Hương Chiếm trên diện tích 58 ha. Trong đó, giống N25 đã được công ty đưa vào khảo nghiệm từ vụ hè thu 2014, vụ hè thu này mở rộng diện tích khảo nghiệm 50 ha tại 5 vùng trọng điểm lúa có hệ sinh thái khác nhau như: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc và huyện Kỳ Anh; qua sản xuất cho thấy, giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng suất bình quân đạt 48-58 tạ/ha.
N25 là giống dễ sản xuất, phù hợp với nhiều chân đất, có khả năng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày), ngắn hơn giống đối chứng HT1 khoảng 10 ngày, thuận lợi để bố trí vào các vùng chạy hè thu chạy lụt.
và mô hình khảo nghiệm giống N25 tại xã Thạch Đài (Thạch Hà)
Đối với giống Việt Hương Chiếm, được Công ty CP giống cây trồng Hà Tĩnh đưa vào khảo nghiệm, chọn lọc và phục tráng từ vụ xuân 2014 tại khu nhân giống của công ty và đạt 8 ha vào vụ hè thu 2015 ở thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên). Kết quả, giống có thời gian sinh trưởng 125-127 ngày với vụ xuân và 100-103 ngày trong vụ hè thu; năng suất bình quân đạt 58-60 tạ/ha.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá cao nỗ lực của Công ty CP Giống cây trồng trong việc tìm kiếm, chọn lọc các loại giống chất lượng, hiệu quả cao nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm lúa gạo Hà Tĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chuỗi lúa muốn bền vững thì doanh nghiệp phải đi đầu, đứng ra chọn loại giống - mua bản quyền giống, sản xuất - bao tiêu và bán ra thị trường đảm bảo ổn định sản phẩm cho nông dân.
Hà Tĩnh xác định bộ giống chủ lực là giống ngắn này nhưng thực tế bộ giống chủ lực của tỉnh vẫn đang phụ thuộc vào các công ty ngoài tỉnh khiến việc cơ cấu giống lúa của tỉnh bị động. Hai giống N25 và Việt Hương Chiếm có năng suất bình quân tương đương mức bình quân các giống đại trà, độ thâm canh trung bình khá, thích ứng khá rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối cao.
Những đặc tính đó sẽ giúp bà con giảm chi phí đầu tư. Do vậy, công ty cần tiếp tục khảo nghiệm, khẳng định giống và tiến tới xây dựng bản quyền, thương hiệu cho giống; Sở NN&PTNT cần đánh giá khách quan, khoa học về các loại giống để có hướng chỉ đạo trong việc mở rộng khảo nghiệm N25 và phục tráng giống Việt Hương Chiếm.
Related news

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.